Xã hội

Covid-19 ngày 7/12: Cả nước ghi nhận 13.840 ca mới, Hà Nội có 737 ca

07/12/2021, 18:20

Tin tức Covid-19 ngày 7/12: Cả nước ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới; 217 ca tử vong tại TP.HCM và 19 tỉnh thành phố.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 6/12 đến 16h ngày 7/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.306 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa - Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293), Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170), Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40), Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (-315), Cần Thơ (-291), Bến Tre (-258).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (+419), Thừa Thiên Huế (+245), Hà Nội (+150).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.959 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.337.523 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.567 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.332.216 ca, trong đó có 1.008.839 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (480.448).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.249 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.011.656 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 4.666 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.388 ca; Thở máy không xâm lấn: 180 ca; Thở máy xâm lấn: 770 ca; ECMO: 15 ca.

217 ca tử vong tại TP.HCM và 19 tỉnh thành phố

Từ 17h30 ngày 6/12 đến 17h30 ngày 7/12 ghi nhận 217 ca tử vong. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (57) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (2), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1); tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (37), An Giang (19), Đồng Nai (18), Tây Ninh (14), Tiền Giang (13), Long An (10), Bình Thuận (7), Cần Thơ (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (6), Đồng Tháp (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Bình Định (1), Quảng Bình (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 202 ca; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 140.714 xét nghiệm cho 199.666 lượt người Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.170.274 mẫu cho 70.146.808 lượt người.

Trong ngày 6/12 có 910.139 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 128.675.533 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.663.229 liều, tiêm mũi 2 là 55.012.304 liều.

Bí thư TPHCM yêu cầu hoãn cho học sinh lớp 1 đến trường

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết khi hội ý với lãnh đạo TPHCM ông đã đề nghị hoãn cho học sinh lớp 1 đi học lại khi có nhiều gia đình, phụ huynh lo lắng, không đồng tình.

img

TPHCM đã hội ý về việc hoãn cho học sinh lớp 1 đi học lại sau khi có nhiều ý kiến của các phụ huynh lo lắng, không đồng tình cho con đến trường.

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 4 HĐND TPHCM khoá X, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết ngay trong sáng nay (7/2), lãnh đạo TPHCM đã hội ý về việc hoãn cho học sinh lớp 1 đi học lại sau khi có nhiều ý kiến của các phụ huynh lo lắng, không đồng tình cho con đến trường như kế hoạch của UBND TPHCM.

Theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, khi thực hiện khảo sát ý kiến, nhiều phụ huynh không đồng ý cho con em đến trường. Ông cho rằng TPHCM không cần gượng ép. Các gia đình không yên tâm cho con đến trường thì thành phố phải tôn trọng ý kiến phụ huynh.

"Sáng nay tôi đã hội ý với lãnh đạo thành phố và có ý kiến cần trì hoãn kế hoạch này lại, không ai bắt buộc mình phải thực hiện. Tình hình đang diễn biến không như mong muốn thì nên trì hoãn lại", ông Nên nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định tuy thành phố đã có kế hoạch đi học lại đối với lớp 1, 9, 12 nhưng cần phải căn cứ theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh để có quyết định phù hợp và không cứng nhắc.

“Cần nhìn thấy sự không yên tâm của phụ huynh. Cho đi học mà không quản lý chặt thì phụ huynh có tâm trạng lo lắng. Mình chưa tiêm vắc xin cho các cháu lớp 1 nên phụ huynh lo lắng là đúng”, ông Nên khẳng định.

Trước đó, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Việc thí điểm tổ chức dạy và học trực tiếp được thực hiện theo 2 giai đoạn.

Theo đó, trong giai đoạn 1 (từ ngày 13 đến 25/12), TPHCM áp dụng dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 1, 9, 12. Riêng huyện Cần Giờ, trường mầm non Thạnh An, trường Tiểu học Thạnh An, trường THCS Thạnh An sẽ tổ chức dạy học trực tiếp ở tất cả khối lớp từ ngày 13/12.

Học sinh lớp 1 tiếp tục học trực tuyến sau ngày 13/12 do có gần 70% phụ huynh không đồng tình cho con đến trường

Giai đoạn 2, TPHCM sẽ tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm 2 tuần dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Căn cứ kết quả đạt được sau 2 tuần đầu tiên, thành phố sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục, mở rộng đối tượng hoặc dạy học trực tiếp trên toàn thành phố từ ngày 3/1/2022.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM về việc cho con em đi học trực tiếp theo chủ trương thí điểm mở cửa trường học của UBND TPHCM thì chỉ có gần 29% phụ huynh đồng thuận.

F0 nặng tăng cao, gấp rút chuẩn bị 500 giường ICU

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, từ khi dịch Covid-19 dịch bùng phát mạnh ở miền Bắc, bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị trường hợp nặng từ các tuyến chuyển lên hoặc F0 có bệnh nền phức tạp.

Hiện tại, cơ sở y tế này có hơn 100 bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi nặng, phải hỗ trợ từ thở oxy dòng cao (HFNC) tới thở máy, ECMO. Đa số bệnh nhân đã được kiểm soát tốt các diễn tiến, tuy nhiên một số trường hợp quá lớn tuổi hoặc bệnh nền quá nặng đang diễn tiến khá phức tạp, cần theo dõi sát sao.

img

Ngoài triển khai 500 giường ICU, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã thiết lập các nhóm y bác sĩ để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ từ xa.

Bác sĩ Cấp thông tin, với kế hoạch triển khai 500 giường ICU (giường hồi sức tích cực), bệnh viện đang nỗ lực cải tạo hạ tầng và bổ sung trang thiết bị, sắp xếp nhân lực để sẵn sàng cho phương án này.

Riêng về nhân lực, bác sĩ Cấp cho biết trước đây, việc can thiệp thở máy tại bệnh viện chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên hiện nay, tất cả y bác sĩ của tất cả khoa phòng còn lại cũng làm việc luân phiên tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, dưới sự giám sát kỹ lưỡng. Mục tiêu là khi 500 giường ICU đi vào hoạt động, nhóm y bác sĩ này đều có thể cho bệnh nhân thở máy.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều đoàn y bác sĩ từ các tỉnh thành phố đến bệnh viện học và thực hành nâng cao trình độ, kỹ năng Hồi sức cấp cứu. Sau quá trình đào tạo và thực hành, các y bác sĩ địa phương đã có đủ kinh nghiệm điều trị Covid-19 nặng, từ đó nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng của y tế tuyến tỉnh nếu dịch bùng phát tại địa phương đó.

Về trang thiết bị y tế, trước đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã có sẵn khoảng 100 máy thở. Khi nâng công suất lên 500 giường ICU, bệnh viện cần bổ sung thêm máy thở, máy lọc máu, monitor theo dõi bệnh nhân, máy ECMO và các thiết bị khác.

Hơn nữa, ngoài những bệnh nhân Covid-19 thông thường, các bệnh nhân mắc những bệnh Nội, Nhi hay các bệnh nhân Ngoại, Sản cần phẫu thuật cũng có thể nhiễm thêm Covid-19. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã có đầy đủ các khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi và đã chuyển đổi sang điều trị Covid-19 để tiếp nhận những bệnh đặc biệt này.

“Vì các buồng bệnh đang còn bệnh nhân nên chúng tôi phải khoanh từng vùng nhỏ để thi công. Kế hoạch hoàn thiện 500 giường trong vòng 1 tháng, hiện nay đã triển khai được trên 50%”, bác sĩ Cấp cho biết.

Theo bác sĩ, khảo sát chung tại các địa phương cho thấy, ở nhóm bệnh nhân Covid-19 đã được tiêm phòng vắc xin, tỷ lệ diễn biến nặng giảm đi rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân có diễn tiến nặng trước đây ở các tỉnh thành là 20%, hiện có những địa phương đã giảm xuống dưới 10%.

Nhóm diễn biến nặng có 2 trường hợp. Thứ nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền chưa tiêm được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi. Thứ hai là nhóm có miễn dịch kém, đã tiêm đủ liền vắc xin nhưng không tạo được miễn dịch bảo vệ.

“Với Covid-19, kể cả người đã tiêm vắc xin vẫn có tỷ lệ nhất đinh có thể diễn biến nặng. Do đó, mở rộng năng lực hồi sức cấp cứu giúp chúng ta gia tăng khả năng đáp ứng của y tế với quy mô dịch”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.

Được biết, ngoài triển khai 500 giường ICU, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã thiết lập các nhóm y bác sĩ để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ từ xa. “Chúng tôi giao mỗi nhóm phụ trách một địa phương, đảm bảo có sự hỗ trợ tốt nhất từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho công tác phòng chống dịch ở các tỉnh”, bác sĩ Cấp cho hay.

Khoảng 95% dân số từ 18 tuổi của Vĩnh Long sẽ được tiêm vaccine mũi 3

Ngày 7/12, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký quyết định phê duyệt Kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 năm 2021-2022 cho 95% dân số từ 18 tuổi trở lên của tỉnh.

Theo kế hoạch, 95% dân số từ 18 tuổi trở lên cư trú tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long đều được tiêm nhắc mũi 3 vào cuối năm 2021 và năm 2022 hoàn toàn miễn phí, không thu tiền, không nhận tiền “bồi dưỡng” từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng.

img

Tỉnh Vĩnh Long tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân.

Các Sở, ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương lập danh sách đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi không kèm bất cứ điều kiện có hộ khẩu thường trú hay tạm trú tại tỉnh Vĩnh Long, kể cả có BHYT hay không có BHYT đăng ký tại tỉnh Vĩnh Long.

100% cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng được huy động tham gia thực hiện chiến dịch tiêm chủng phải chủ động tổ chức lập kế hoạch tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vaccine của Bộ Y tế và Sở Y tế phân bổ, đảm bảo sử dụng tối đa số vaccine được cấp, không để lãng phí và đảm bảo tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Lập danh sách đối tượng đến tiêm chủng theo khung giờ, không giới hạn điểm tiêm, không giới hạn số lượng tiêm. Sàng lọc sớm, sàng lọc trước để đẩy nhanh tốc độ tiêm. Thời gian theo dõi sau tiêm là do cơ sở tiêm chủng quyết định. Tất cả người trên 18 tuổi đều được tiêm theo thứ tự ưu tiên.

Tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ nhắc mũi 3 và theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Theo Sở Y tế Vĩnh Long, với 8 huyện, thị, thành của tỉnh có 782.038 người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 đều được tiêm nhắc mũi 3.

Ngày 6/12, cả nước ghi nhận 14.591 ca nhiễm mới

Tính từ 16h ngày 5/12 đến 16h ngày 6/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.591 ca nhiễm mới, trong đó 33 ca nhập cảnh và 14.558 ca ghi nhận trong nước (tăng 246 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 8.227 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cần Thơ (1.189), Hồ Chí Minh (1.174), Tây Ninh (859), Sóc Trăng (793), Bến Tre (699), Đồng Tháp (695), Cà Mau (639), Bình Phước (637), Hà Nội (587), Bà Rịa - Vũng Tàu (569), Vĩnh Long (535), Bình Thuận (485), Bạc Liêu (481), Trà Vinh (466), Khánh Hòa (461), Kiên Giang (364), An Giang (345), Đồng Nai (308), Hậu Giang (291), Tiền Giang (285), Đắk Lắk (269), Bình Dương (226), Bình Định (222), Lâm Đồng (207), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (136), Đà Nẵng (125), Gia Lai (111), Long An (103), Đắk Nông (102), Hà Giang (100), Thanh Hóa (82), Hưng Yên (63), Quảng Ngãi (63), Thái Nguyên (62), Thừa Thiên Huế (61), Quảng Nam (60), Phú Yên (59), Nam Định (53), Quảng Bình (51), Hải Dương (48), Ninh Thuận (44), Vĩnh Phúc (41), Tuyên Quang (37), Lạng Sơn (34), Phú Thọ (33), Thái Bình (29), Yên Bái (26), Quảng Trị (26), Hà Tĩnh (20), Hòa Bình (12), Bắc Giang (10), Lào Cai (7), Ninh Bình (6), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Sơn La (2), Quảng Ninh (2), Điện Biên (2). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hồ Chí Minh (-317), Thừa Thiên Huế (-244), Bình Định (-206).

img

Tin tức Covid-19 ngày 7/12/2021 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (+254), Cà Mau (+195), Hà Nội (+187).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.961 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.323.683 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.427 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.318.381 ca, trong đó có 1.007.590 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (479.483), Bình Dương (284.489), Đồng Nai (89.822), Long An (38.800), Tây Ninh (33.342).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.130 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.010.407 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.006 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.638 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.445 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 741 ca - ECMO: 20 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 05/12 đến 17h30 ngày 06/12 ghi nhận 223 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (94) trong đó có 8 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Tháp (1), Lâm Đồng (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Cần Thơ (1), Thanh Hóa (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Long An (20), Cần Thơ (18), An Giang (15), Đồng Nai (14), Tây Ninh (13), Tiền Giang (10), Kiên Giang (8, Bình Thuận (5), Sóc Trăng (5), Trà Vinh (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Cà Mau (2), Quảng Trị (1), Quảng Ngãi (1), Lâm Đồng (1),Nam Định (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1), Bến Tre (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 201 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.483 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 142.329 xét nghiệm cho 209.881 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.029.560 mẫu cho 69.947.142 lượt người.

img

Vaccine Pfizer được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 12-17 tuổi

Quảng Trị tạm dừng tiêm vaccine ở TP. Đông Hà

Lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) cho hay, bắt đầu từ hôm nay 6/12, tạm dừng việc tổ chức tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại các điểm tiêm chủng của Trung tâm.

Hiện tình hình Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đã được ghi nhận nên Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà quyết định tạm dừng việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 để đảm bảo sự an toàn.

“Một lý do khác dẫn đến việc tạm dừng việc tiêm vaccine phòng Covid-19 tại các điểm tiêm chủng của Trung tâm là đang chờ Bộ Y tế có câu trả lời chính thức cho các Sở Y tế về việc tạm dừng sử dụng các lô vaccine có gia hạn sử dụng”, Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà thông tin. Trước đó, từ cuối tháng 11/2021, Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 đến 17 tuổi. Lúc biết tin Quảng Trị đã nhận khoảng 35,1 nghìn liều vaccine phòng Covid-19 có gia hạn sử dụng, nhiều người dân trên địa bàn rất lo lắng.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị cho hay, vaccine được dùng cho người từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn những ngày qua là Pfizer có hạn sử dụng là tháng 2/2022, chứ không phải lô vaccine hạn 30/11/2021.

Theo Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tỉnh Quảng Trị, trong đợt tiêm chủng cho người từ 12 đến 17 tuổi lần này, dự kiến toàn tỉnh có khoảng 69.712 người được tiêm vaccine Pfizer.

Các đợt tiêm chủng cho người từ 12 đến 17 tuổi sẽ được diễn ra theo lộ trình từ quý 4 năm 2021 đến hết quý 1 năm 2022. Đối tượng tiêm chủng được ưu tiên từ độ tuổi cao xuống thấp tương ứng với số vaccine được phân bổ.

img

Lứa học sinh 3 năm liên tiếp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 chắc chắn sẽ còn nhiều áp lực trước mùa thi tốt nghiệp vào năm tới. Ảnh: VNN

Hàng vạn học sinh Hà Nội ngày đầu "chia ca" đến trường

Ước tính sáng 6/12 có hàng chục ngàn học sinh lớp 12 ở Hà Nội lần đầu đến trường sau ngày khai giảng.

Sau thông báo vào "giờ chót" của Sở GD&ĐT Hà Nội chiều qua, sáng nay, khoảng 50% học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội quay trở lại trường học trực tiếp. Những học sinh này sẽ học ở trường thứ 2, 4, 6 và học trực tuyến vào các ngày thứ 3,5,7. 50% còn lại sẽ học theo thời khóa biểu ngược lại.

Quyết định cho học sinh trở lại trường trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng khiến ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh có nhiều trăn trở. Tuy nhiên, được đi học trực tiếp cũng là điều mà nhiều phụ huynh và học sinh mong mỏi từ lâu.

Mọi phương án tốt nhất để phòng, chống dịch Covid-19 đã được rốt ráo thực hiện.

Đến nay, với học sinh từ 15-17 tuổi, Hà Nội đã tiêm được 286.153 mũi/307.799 trẻ (đạt gần 93%).

Các trường học phải đạt các tiêu chí về yêu cầu an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn liên ngành của Sở GD-ĐT và Sở Y tế. Cùng đó, phải đáp ứng một số nguyên tắc cơ bản như: giáo viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin chỉ được dạy trực tuyến; các trường chỉ dạy học trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức ăn bán trú, căng-tin; học sinh tự mang theo nước uống cá nhân;...

Trong trường hợp xuất hiện F0, việc phong tỏa và cách ly với các học sinh diện F1 sẽ được thực hiện.

Theo ghi nhận của PV, những ngày qua, các trường đã chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, nhiều trường chuẩn bị cho việc có thể kết hợp song song cả dạy học trực tiếp và trực tuyến.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.