Xã hội

Covid-19 ngày 21/11: Cả nước có 9.889 ca nhiễm mới, 76 ca tử vong

Tình hình dịch Covid-19 ngày 21/11 mới nhất: Cả nước có 9.889 ca nhiễm mới, ghi nhận 76 ca tử vong.

Tính từ 16h ngày 20/11 đến 16h ngày 21/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.889 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 9.882 ca ghi nhận trong nước (tăng 364 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.361 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.265), Bình Dương (683), Đồng Nai (604), Bà Rịa - Vũng Tàu (541), Đồng Tháp (508), Bình Thuận (493), Tây Ninh (410), Sóc Trăng (399), Kiên Giang (361), Bạc Liêu (356), Cần Thơ (341), Cà Mau (330), Vĩnh Long (311), Trà Vinh (260), An Giang (242), Bến Tre (220), Hà Nội (216), Hậu Giang (193), Khánh Hòa (170), Bình Phước (155), Quảng Nam (143), Tiền Giang (143), Bình Định (123), Hà Giang (121), Thừa Thiên Huế (119), Bắc Ninh (116), Vĩnh Phúc (101), Long An (93), Lâm Đồng (85), Nghệ An (83), Nam Định (68), Bắc Giang (68), Thái Bình (53), Quảng Ngãi (47), Phú Thọ (42), Quảng Bình (42), Ninh Thuận (38), Đà Nẵng (37), Hải Dương (35), Thanh Hóa (35), Đắk Nông (32), Hà Tĩnh (31), Tuyên Quang (29), Hà Nam (24), Điện Biên (17), Quảng Ninh (17), Quảng Trị (14), Gia Lai (13), Ninh Bình (12), Cao Bằng (9), Hưng Yên (9), Lạng Sơn (8 ), Phú Yên (8 ), Hòa Bình (4), Thái Nguyên (2), Hải Phòng (2), Yên Bái (1).

img

Nhiều ca nhiễm mới tại Hà Nội được phát hiện qua dấu hiệu ho sốt.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-205), Bình Phước (-101), Tiền Giang (-100).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+219), Bà Rịa Vũng Tàu (+171), Cần Thơ (+140). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.616 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.094.514 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.107 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.089.411 ca, trong đó có 902.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (456.372), Bình Dương (248.020), Đồng Nai (82.292), Long An (37.324), Tiền Giang (23.867).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.163; Tổng số ca được điều trị khỏi: 905.500 Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.971 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.399; Thở ô xy dòng cao HFNC: 978; Thở máy không xâm lấn: 128; Thở máy xâm lấn: 458 - ECMO: 8 .

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 20/11 đến 17h30 ngày 21/11 ghi nhận 76 ca tử vong tại Bình Dương (15), Long An (8 ), An Giang (7), Đồng Nai (7), Tiền Giang (6), Cần Thơ (6), Tây Ninh (5), Kiên Giang (5), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 97 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.761 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 108.677 xét nghiệm cho 188.844 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.913.020 mẫu cho 65.891.104 lượt người.

Huế ghi nhận thêm 119 ca mắc Covid-19, có 58 ca cộng đồng

Tối 21/11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ghi nhận thêm 119 ca mắc Covid-19. Đây là ngày tại tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất từ trước đến nay.

Đáng chú ý, trong 119 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2 vừa ghi nhận thêm nói trên, có 1 trường hợp phát hiện tại khu cách ly tập trung, 20 trường hợp phát hiện tại khu phong toả, 1 trường hợp tự theo dõi sức khỏe tại nhà, 2 trường hợp giám sát y tế tại nhà, 37 rường hợp F1 đang thực hiện cách ly tại nhà và 58 trường hợp phát hiện tại cộng đồng (trong đó, có 1 trường hợp sàng lọc tại cơ sở y tế).

Trong 58 ca phát hiện tại cộng đồng nói trên, riêng TP Huế có 50 trường hợp, thị xã Hương Trà 6 trường hợp và thị xã Hương Thủy 2 trường hợp.

Đối với 37 F1 mắc Covid-19, tại TP Huế 34 trường hợp, thị xã Hương Trà 2 trường hợp và huyện Phong Điền 1 trường hợp. 20 trường hợp đều ở TP Huế; tự theo dõi sức khỏe tại nhà 1 trường hợp ở TP Huế (trở về từ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh); 2 trường hợp giám sát y tế tại nhà ở huyện Nam Đông 1 trường hợp và huyện Phong Điền 1 trường hợp (đều trở về từ TP.HCM).

Trước đó, ngày 20/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận thêm 96 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2; trong đó, 27 trường hợp phát hiện tại khu cách ly tập trung, 12 trường hợp phát hiện tại khu phong toả, 57 trường hợp phát hiện tại cộng đồng (trong đó, có 14 trường hợp F1 đang thực hiện cách ly tại nhà), 3 trường hợp sàng lọc tại cơ sở y tế.

Ngày 19/11, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận thêm 82 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2; trong đó, 7 trường hợp phát hiện tại khu cách ly tập trung, 5 trường hợp giám sát y tế tại nhà và 70 trường hợp phát hiện tại cộng đồng (trong đó, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 10 trường hợp. Ngày 18/11, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận thêm 91 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2; trong đó, 9 trường hợp phát hiện tại khu cách ly tập trung, 13 trường hợp tại khu phong toả, 1 trường hợp giám sát y tế tại nhà và 68 trường hợp phát hiện tại cộng đồng.

Tính đến tối 21/11, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.286 ca F0. Hiện đang điều trị 930 ca, đã được điều trị khỏi 1.351 ca (trong ngày 29), tử vong 5 ca.

F1 đang cách ly tập trung 725 trường hợp; người từ Lào về đang cách ly tập trung 65 trường hợp; người từ vùng đỏ về chưa tiêm đủ liều vắc xin đang cách ly tập trung 18 trường hợp.

F1 đang cách ly tại nhà 3.400 trường hợp; F2 đang cách ly tại nhà 6.184 trường hợp; người từ vùng cam về chưa tiêm đủ liều vắc xin đang cach ly tại nhà 85 trường hợp.

3.046 trường hợp đang giám sát y tế tại nhà và 20.87 đang tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

Quảng Nam: Thêm 143 ca bệnh, 89 ca cộng đồng ở Hội An, Tiên Phước, Điện Bàn

Tối 21/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin, từ 15h ngày 20/11 đến 15h ngày 21/11, Quảng Nam ghi nhận 143 ca mắc mới. Trong đó: 89 ca cộng đồng (Tiên Phước 27 ca, Điện Bàn 26 ca, Hiệp Đức 22 ca, Hội An 9 ca, Tam Kỳ 2 ca, Đại Lộc 2 ca, Quế Sơn 1 ca) và 54 ca đã được giám sát, cách ly từ trước (2 ca bệnh từ TP Hồ Chí Minh, Nha Trang về và 52 ca bệnh còn lại đều là F1).

Cụ thể, tại huyện Đại Lộc có 2 ca bệnh cộng đồng chưa được giám sát, cách ly tại xã Đại Sơn.

Tại thị xã Điện Bàn ghi nhận thêm 26 ca bệnh cộng đồng chưa được giám sát, cách ly (Điện An 5 ca, Điện Hòa 2 ca, Điện Minh 4 ca, Điện Nam Bắc 1 ca, Điện Nam Trung 2 ca, Điện Ngọc 5 ca, Điện Phước 3 ca, Điện Phương 1 ca, Điện Thắng Trung 3 ca), trong đó, 4 ca bệnh là công nhân Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc.

Tại Hiệp Đức có 22 ca bệnh cộng đồng, chưa được giám sát, cách ly, trong đó có 3 ca bệnh là công nhân tại công ty may Quế Thọ.

Ở TP. Hội An ghi nhận 9 ca bệnh cộng đồng tại Cẩm Hà, hiện đang điều tra nguồn lây. Tại huyện Quế Sơn cũng xuất hiện thêm 1 ca bệnh cộng đồng, đang điều tra nguồn lây tại xã Quế Mỹ. Trong ngày hôm nay, TP. Tam Kỳ ghi nhận thêm 2 ca bệnh cộng đồng, đang điều tra nguồn lây tại Hòa Hương.

Tại huyện Tiên Phước có 27 ca bệnh cộng đồng, đang điều tra nguồn lây tại Tiên Cẩm, trong đó 23 ca bệnh là học sinh Trường tiểu học Tiên Cẩm.

Tính từ ngày 18/7 đến nay, Quảng Nam có 2.268 ca bệnh công bố, cụ thể: 537 ca bệnh cộng đồng, 1.346 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 284 ca xâm nhập từ các tỉnh và 101 ca nhập cảnh.

Thuốc Molnupiravir đã đến 34 tỉnh thành

Số tỉnh thành điều trị có kiểm soát bằng thuốc kháng virus Molnupiravir đã tăng lên 34 (đầu tháng 11 là 22 tỉnh thành). TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng thuốc này cho điều trị F0 nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Thông tin từ TP.HCM cho biết đang có gần 52.000 F0 điều trị tại nhà và lượng Molnupiravir còn lại chỉ đủ sử dụng trong 2 ngày (tính từ 20-11). TP.HCM đã có văn bản đề nghị Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) - đơn vị đang triển khai chương trình điều trị có kiểm soát bằng Molnupiravir - cấp thêm thuốc.

Được biết, Bộ Y tế đã giao lãnh đạo Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo sớm cấp thuốc cho TP.HCM.

Theo báo cáo hằng ngày của Bộ Y tế, có 4/7 ngày trong tuần qua số bệnh nhân COVID-19 tử vong vượt 100 ca, trong đó ngày cao nhất lên tới 139 ca. Đây cũng là ngày có số ca tử vong cao nhất tính trong khoảng 1 tháng nay, đòi hỏi phải có biện pháp can thiệp tích cực để giảm số ca tử vong.

img

Cập nhật thông tin mới nhất về dịch Covid-19 tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)

4.630 bệnh nhân nặng đang điều trị

Theo thống kê, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.084.625 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.006 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.079.529 ca, trong đó có 897.520 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (455.107), Bình Dương (247.337), Đồng Nai (81.688), Long An (37.231), Tiền Giang (23.724).

Về tình hình điều trị, tổng số ca được điều trị khỏi: 900.337

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.630 ca, trong đó, thở oxy qua mặt nạ: 3.086; Thở oxy dòng cao HFNC: 960; Thở máy không xâm lấn: 124; Thở máy xâm lấn: 451; ECMO: 9.

Từ 17h30 ngày 19/11 đến 17h30 ngày 20/11, cả nước ghi nhận 107 ca tử vong tại TP HCM (42), An Giang (14), Đồng Nai (7), Kiên Giang (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Tiền Giang (4), Cần Thơ (4), Thanh Hóa (3), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (2), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).

Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 95 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.685 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.804.343 mẫu cho 65.702.260 lượt người.

Trong ngày 19/11 có 1.662.042 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 106.543.301 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.483.363 liều, tiêm mũi 2 là 40.059.938 liều.

Hà Nội có 4 quận, huyện là "vùng xanh"

Tối 20/11, Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch của thành phố ở cấp 2 (vùng vàng), tương đương với lần công bố một tuần trước. Tuy nhiên, có 4 quận, huyện (Hoàn Kiếm, Ba Vì, Đan Phượng, Ứng Hòa) giảm nguy cơ khi được xếp ở cấp 1 (vùng xanh), 26 địa bàn còn lại cấp 2. Ở lần công bố trước, tất cả 30 quận, huyện, thị xã đều ở cấp 2.

Cấp xã, phường cũng có tín hiệu tích cực khi không địa bàn nào ở cấp 4 (vùng đỏ). Toàn thành phố chỉ còn phường Phú Đô thuộc quận Nam Từ Liêm, hai xã Phù Đổng, Yên Thường thuộc huyện Gia Lâm ở cấp 3 (đợt công bố trước Phú Đô là vùng đỏ).

Số phường, xã cấp 2 là 99 (giảm 194 xã, phường), tương ứng với đó số phường xã cấp 1 tăng 196 so với trước, đạt 477 xã, phường.

Việc đánh giá cấp độ dịch được Hà Nội thực hiện với 2 tiêu chí về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng và độ bao phủ vaccine. Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội được tiêm ít nhất một liều vaccine là 93,6% (vượt tỷ lệ tối thiểu 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều 72% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 941 ca mắc trong cộng đồng (tăng 361 ca so với công bố ngày 12/11), tương ứng với tỷ lệ 6 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Đống Đa sáng 19/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá tỷ lệ tiêm chủng của Hà Nội "có lẽ cao nhất cả nước và đây là cơ sở để thành phố tự tin, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ, thích ứng linh hoạt trong phòng, chống dịch".

Quy định về thích ứng an toàn Covid-19 do Chính phủ ban hành ngày 11/10, phân loại bốn cấp độ nguy cơ gồm: Cấp 1, nguy cơ thấp - bình thường mới, màu xanh; cấp 2, nguy cơ trung bình, màu vàng; cấp 3, nguy cơ cao, màu cam; cấp 4, nguy cơ rất cao, màu đỏ. Trên cơ sở từng cấp độ, các địa phương đưa ra biện pháp phòng, chống dịch tương ứng.

TP.HCM đề xuất rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ khi áp dụng hướng dẫn chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4689 ngày 6.10.2021, đặc biệt sử dụng thuốc Molnupiravir kháng vi rút, đã có nhiều F0 hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định (14 ngày). Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên tình trạng quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện là khó tránh khỏi.

Trước tình hình đó, để gia tăng hiệu quả trong công tác chăm sóc, điều trị F0, duy trì mục tiêu hạn chế các trường hợp bệnh nặng và tử vong do Covid-19, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và TP.Thủ Đức, để giảm tải cho các khu cách tập trung, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế cho phép TP.HCM thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.

Cũng đứng trước tình hình F0 gia tăng, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh. Sở Y tế chính thức kích hoạt lại hoạt động của Tổ điều phối chuyển viện do Thanh tra Sở và Phòng Nghiệp vụ y phụ trách. Sở Y tế cũng đã chia từng khu vực phụ trách của các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới trong tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19.

Cũng liên quan tình hình F0 tăng, Sở Y tế TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ thuốc Molnupiravir dùng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại các cơ sở y tế thuộc TP.HCM. Thời gian qua, Sở Y tế TP.HCM và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát (bằng thuốc Molnupiravir) cho các F0 nhẹ tại nhà và cộng đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.