Y tế

Tình trạng hiếm gặp khiến người phụ nữ “khóc ra máu” trong kỳ kinh nguyệt

29/03/2021, 16:00

Các bác sĩ đều ngạc nhiên trước tình trạng mà người phụ nữ này mắc phải, nhưng may mắn thay cô đã được chữa trị thành công.

Haemolacria là tình trạng khiến người bệnh “khóc ra máu”, cực kỳ hiếm gặp, nhưng các bác sĩ Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một phụ nữ mắc chứng tương tự, thậm chí hiếm hơn được gọi là "kinh nguyệt gián tiếp ở mắt".

Đúng như tên gọi, căn bệnh này khiến người phụ nữ này chảy máu trong mắt, nhưng chỉ xuất hiện khi đến kỳ kinh nguyệt. Người phụ nữ giấu tên đã đến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Chandigarh để khám sau khi phát hiện mình khóc ra máu.

img

Haemolacria là tình trạng khiến người ta “khóc ra máu”, cực kỳ hiếm gặp

Tất cả các xét nghiệm của cô đều bình thường. Cô cho biết mình không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì khi chảy máu mắt. Xét nghiệm nhãn khoa và chụp X-quang cũng không tìm thấy gì bất thường. Cô cũng không có tiền sử chảy máu mắt hay bất kỳ vấn đề nhãn khoa nào.

Sau khi tìm hiểu thêm về các triệu chứng của cô, các bác sĩ biết được cô chảy máu mắt cùng vào một thời điểm mỗi tháng, đó là trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng cực kỳ hiếm gặp, ngoài cơ quan sinh dục thì mũi là nơi chảy máu phổ biến ở phụ nữ.

Bác sĩ cho biết: “Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thẩm thấu của các mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung”.

Trường hợp của người phụ nữ được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh. Các nhà nghiên cứu cho biết, sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến tính thấm của mạch máu trong các cơ quan này dẫn đến việc chảy máu ở mắt. Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu, nhưng các chuyên gia nói rằng lạc nội mạc tử cung hoặc sự hiện diện của mô nội mạc tử cung trong các cơ quan ngoại sinh dục có thể là một yếu tố gây ra tình trạng gián đoạn kinh nguyệt.

Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữ đã được điều trị bằng thuốc tránh thai có chứa kết hợp estrogen và progesterone, sau 3 tháng tái khám, cô cho biết, hiện tượng chảy máu mắt đã không còn nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.