Thời sự

Toàn bộ phí và lệ phí sẽ đưa về ngân sách?

29/05/2015, 19:30

Nhiều đại biểu cho rằng các khoản thu phí và lệ phí cần đưa về ngân sách sau đó sẽ phân bổ.

SAM_5358
Các đại biểu trả lời báo chí bên ngoài hội trường

Nộp ngân sách để chống thất thu

Đại biểu Đỗ Minh Thông (Thanh Hóa), cho rằng chế độ báo cáo tài chính là tốt, kinh tế thị trường phải minh bạch về mặt tài chính. Về phí và lệ phí, đại biểu Thông cho rằng việc thu phí và lệ phí phải để lại vào ngân sách rồi mới phân bổ lại. Giống câu chuyện xử phạt hành chính vậy. Nếu đã là phí thì phải đưa về ngân sách và phân bổ trở lại để đàng hoàng và minh bạch hơn.

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho biết, danh mục thu phí và lệ phí phải giao cho Chính phủ quy định chung, quy định luôn mức tối đa và tối thiểu được thu. Mức thu tại địa phương giao cho HĐND từng địa phương quyết định.

11-0529
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu GIang)

“Tất cả khoản thu phí và lệ phí phải đưa vào ngân sách và phân bổ và điều tiết sau, để điều tiết theo tỷ lệ phần trăm và để điều tiết các đơn vị khó khăn. Đây cũng là để chống thất thu ngân sách” – đại biểu Thủy nói.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, tại sao phí và lệ phí có cái thu vào ngân sách, còn có cái lại để cho cơ quan tổ chức, có cái lại để lại cho cơ quan tổ chức? Nếu để lại thì tỷ lệ thế nào? Theo tôi tất cả các phí và lệ phí do cơ quan nhà nước, đơn vị công lập thu thì nộp ngân sách nhà nước.

Phân cấp thu phí cho địa phương

Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu cũng băn khoăn về lệ phí trước bạ và việc phân cấp thu sao cho hợp lý. Đại biểu Đỗ Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng, lệ phí trước bạ, ở nhiều nước bản chất là thuế. Tôi băn khoăn quy định tỷ lệ phần trăm thế này. Phân cấp về quản lý phí và lệ phí. Khi làm Luật Chính quyền địa phương chỉ nêu những câu chuyện về nguyên tắc thôi. Nhưng phân cấp thế nào phải rõ. Không nên chung chung. Phí nào là trung ương thu, loại nào địa phương thu? Cần đưa ra giới hạn phạm vi và nguyên tắc thu phí. Tỉnh được thu phí nào, địa phương thu phí nào chứ không được để tràn lan như hiện nay.

Đại biểu Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng có nhiều loại phí mà thu không bù đắp được cho người đi thu. Đề nghị cần nghiên cứu lại vấn đề này. Lệ phí trước bạ hiện đang theo chuẩn mực nào? Theo tôi không thể bình quân chung được. Đất Hà Nội khác, các tỉnh thành phải khác. Lệ phí trước bạ đang dựa chủ yếu HĐND hàng năm.

Về thẩm quyền, đại biểu Hùng cho biết cần phân cấp cho địa phương, thậm chí là phân cấp cho đến xã, huyện tỉnh và trung ương. Ở xã cũng có phí như phí chợ. Danh mục các khoản nào được phép thu sẽ do trung ương ban hành và ủy quyền cho địa phương thu. Nếu thu ngoài danh mục là sai. Mức thu phí cũng nên theo đặc thù vùng miền để đảm bảo công bằng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị rà soát kỹ để đánh giá cái gì phù hợp để tiếp tục, cái gì không phù hợp như thu không đủ chi... thì nên bãi bỏ. Có những loại phí trước vẫn thu theo pháp lệnh, nay theo chế độ giá dịch vụ thì nên chuyển thành giá để khuyến khích xã hội hóa. Đây là điểm mới trong luật này. Danh mục như dự thảo luật hiện nay còn mang tính nguyên tắc nhiều quá, chưa làm rõ được những vấn đề cụ thể. Ví dụ danh mục phí và lệ phí. Ta rà soát lại kỹ các luật hiện nay về phí và lệ phí, còn sau này thực tế phát sinh thì có thể theo nguyên tắc Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thì năng động hơn.

Lệ phí trước bạ quy định thế nào cho hợp lý? Phân cấp hay quy định thống nhất phải quy định thống nhất? Theo tôi cần phân cấp cho địa phương quy định để phù hợp điều kiện từng địa phương. Nhưng riêng lệ phí với phương tiện ô tô xe máy thì không thể để địa phương quy định, mà nên thống nhất chung, Phó chủ tịch nói. 

Trao đổi thêm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, đại biểu Thủy cho biết mức phí thu đối với xe máy tại địa phương, xã đang quản lý rất khó, do cán bộ đoàn thể hoặc tổ dân phố đi thu. Thu cách này khó, bị thất thu nhiều, dễ phát sinh tiêu cực. Cần thống nhất cách thu, có thể thu qua đăng ký xe máy...

img

BOT giao thông tạo đột phá phát triển kinh tế

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.