Vận tải

Toàn cảnh buýt nhanh BRT ở Hà Nội sau 5 năm vận hành

08/04/2021, 14:45
image

Sau 5 năm khai thác, tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên ở Hà Nội với lộ trình BX Yên Nghĩa - BX Kim Mã lộ nhiều bất cập và khá vắng khách...

img

Khai thác từ đầu năm 2017, tuyến buýt (BRT) 01 ở Hà Nội được kỳ vọng là phương tiện công cộng có sức chở lớn thay thế các phương tiện cá nhân, qua đó góp phần giảm ùn tắc giao thông Thủ đô. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành, dự án này chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

img

Trong hai ngày (7 - 8/4), PV Báo Giao thông trực tiếp ghi nhận tuyến buýt nhanh BRT trong cả 2 khung giờ cao điểm - thấp điểm, dù được đầu tư hiện đại, có làn đường ưu tiên, song buýt nhanh BRT vẫn vắng khách, hành trình di chuyển của tuyến buýt này rất chậm chạp, thậm chí "lụt" giữa rừng phương tiện trong giờ cao điểm.

img

Dù trong giờ cao điểm, nhưng lượng khách không quá lớn, trên xe buýt BRT vẫn nhiều khoảng không tay cầm

img

Trong khi đó, tứ phía tuyến buýt này đều đang bị các phương tiện bủa vây

img

Một tài xế lái BRT từ những ngày đầu đưa vào vận hành ngao ngán: "Giờ cao điểm ùn tắc, buýt nhanh cũng không thể đi nhanh được, lưu thông trong giờ này xác định muộn tầm 25 - 30 phút, thậm chí hơn nếu ùn tắc phức tạp"

img

Khi Hà Nội đưa tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động, Sở GTVT lắp đặt biển báo cấm xe máy trong một số khung giờ cao điểm tại cầu vượt trên đường Lê Văn Lương, Láng Hạ. Tuy nhiên, đến nay, các biển báo này gần như vô hiệu, xe buýt nhanh vẫn ì ạch sau hàng loạt ô tô, xe máy.

img

Buýt nhanh thành buýt chậm khi bị "lụt" bởi hàng nghìn phương tiện phía trước.

img

Thậm chí, các phương tiện còn đi ngược chiều, đối đầu với buýt nhanh BRT ở chiều ngược lại.

img

Mới chỉ khoảng hơn 9 giờ sáng, những tuyến buýt nhanh vắng khách hơn nhiều. Từ điểm đầu Kim Mã vượt qua hàng chục nhà chờ cũng chỉ gom được hơn chục lượt hành khách.

img

Một vài phút hiếm hoi sau giờ cao điểm, làn ưu tiên của BRT được thông thoát

img

Trao đổi với Báo Giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, trong điều kiện hiện nay hoặc 10 - 12 năm nữa, Hà Nội chưa nên nhân rộng loại hình này. Hiện có đến 50 - 60% các tuyến đường của Thủ đô có mặt cắt từ 6 - 11 mét. Trong khi đó, mặt đường phù hợp cho buýt BRT phải 25 - 30 m trở lên. Nếu học tập nước ngoài, cơ quan chức năng cũng phải có những vận dụng phù hợp với những đặc điểm đường sá, thói quen đi lại, khí hậu...

Video lái xe buýt nhanh BRT bị bủa vây giữa "rừng" phương tiện cá nhân:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.