Chính trị

Tóm tắt tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng

31/01/2021, 14:52

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vừa trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng khóa XIII.

img

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Infonet

Báo Giao thông xin giới thiệu tóm tắt tiểu sử Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:

- Ngày sinh: 18/12/1957

- Quê quán: Nghệ An

- Dân tộc: Kinh

- Học hàm, học vị: Giáo sư; Tiến sĩ kinh tế

- Chức vụ:

Bí thư Trung ương Đảng khóa XII

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1980-1981: Cán bộ nghiên cứu Viện Kinh tế học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam

1981: Nhập ngũ tại Binh đoàn 12

1983: Cán bộ nghiên cứu Ban Kinh tế thế giới của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam

1988: Nghiên cứu sinh tại Viện MEMO thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, rồi làm cộng tác cho Viện này một thời gian

1995 - 11/2007: Trưởng phòng, Phó Tổng Biên tập, Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

11/2007 - 3/2011: Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

3/2011 - 4/2016: Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

4/2016 đến nay: Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

7/2017: Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

10/2017: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá XII, được bầu bổ sung vào Ban Bí thư; Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng Lý luận Trung ương

2/3/2018 đến nay: Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021.

1/2021: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa XIII.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.