Vợ chồng Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) hướng dẫn vợ chồng Tổng thống Mỹ Joe Biden đi thăm thú khu nghỉ dưỡng vịnh Carbis ngày 10/6
Các nhà lãnh đạo NATO kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, để tập trung vào giải quyết biến đổi khí hậu, cũng như đối mặt với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả đây là "thời điểm quan trọng", sau 4 năm căng thẳng với người tiền nhiệm của ông Joe Biden là ông Donald Trump, người đã cho rằng liên minh phương Tây đã "lỗi thời".
Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, NATO đã hiện đại hóa hệ thống phòng thủ của mình, nhưng vẫn dễ bị tấn công mạng và gặp nhiều thông tin sai lệch, mặc dù Nga phủ nhận hành vi gây bất ổn cho các đồng minh NATO.
Nhóm nghiên cứu của Mạng lưới Lãnh đạo Châu Âu (ELN) cho biết: “Các mối đe dọa mạng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong một cuộc khủng hoảng và có thể gây ra hiểu lầm cũng như các tín hiệu không mong muốn, điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh”.
Nhưng, quan trọng nhất trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao là cần phải tin tưởng những cam kết của Tổng thống Biden về khả năng phòng thủ tập thể của NATO sau thời kỳ cầm quyền của Donald Trump.
Các chính trị gia nói rằng những lời lẽ đối đầu của ông Trump đối với các đồng minh từ năm 2017 đến năm 2019, tại các hội nghị thượng đỉnh NATO đã tạo ra những ấn tượng không tốt trong các nước đồng minh.
Sự hiện diện kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đại Tây Dương, bao gồm cả các cuộc tập trận chung với Nga sẽ khiến các nhà lãnh đạo NATO phản ứng mạnh mẽ.
Các nhà lãnh đạo G7 hôm 13/6 đã nhất trí tăng đóng góp để đáp ứng cam kết chi tiêu 100 tỷ USD mỗi năm của các nước giàu nhằm giúp các nước nghèo hơn cắt giảm lượng khí thải carbon và đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận