Kinh tế

Top 10 công ty uy tín vận tải và logistics

07/01/2019, 19:46

Dự kiến ngày 16/1 Vietnam Report sẽ tổ chức lễ công bố top 10 công ty uy tín ngành vận tải và logistics 2018.

MT 3

Công ty CP xe khách Phương Trang FUTA Buslines lọt Top 10 công ty uy tín ngành vận tải

Vietnam Report đã công bố danh sách top 10 công ty uy tín trong ngành vận tải và logistics 2018.

Top 10 nhóm vận tải gồm có các doanh nghiệp: Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Công ty CP DV cáp treo Bà Nà, Công ty CP Vinalines Logistics VN, Tổng công ty CP Hà Nội, Công ty CP Âu Lạc, Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam, Tổng công ty Vận tải Thủy Petrolimex, Công ty THNN MTV tiếp vận Gemadept và Công ty CP xe khách Phương Trang FUTA Buslines.

Nhóm giao nhận và kho bãi với top 10 gồm các thương hiệu: Công ty CP Gemadept, Công ty CP Giao nhận toàn cầu DHL Việt Nam, Công ty CP MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Bưu chính Viettel, Công ty CP Cảng Sài Gòn, Công ty CP kho vận Miền Nam, Công ty TNHH DKSH Miền Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty TNHH Schenker Việt Nam, Công ty CP Transimex.

Theo Vietnam Report, các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính:

Thứ nhất, năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn).

Thứ hai, uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.

Thứ ba, khảo sát các chuyên gia trong ngành và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 12/2018 về quy mô vốn, thị trường, lao động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019. Dự kiến ngày 16/1 Vietnam Report sẽ tổ chức lễ công bố top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics như: trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không được cải thiện…

Công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics Performance Index - chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng hoạt động Logistics 2018. Việt Nam xếp thứ 3 trong khối ASEAN (Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) và được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Bộ Công thương cũng đánh giá, năm 2018, ngành logistics có mức độ tăng khoảng 12-14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…, cho thấy cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa là rất lớn.

Còn trong kết quả khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp trong ngành cũng thể hiện niềm tin tăng trưởng khi hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trong năm 2019, và không doanh nghiệp nào dự báo xấu hơn năm 2018.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.