Thời sự

Top 5 máy bay "khủng" nhất thế giới

10/11/2014, 16:04

Đứng đầu danh sách 5 loại máy bay lớn nhất thế giới hiện nay là chiếc Antonov An-225 Mriya của Ukraine mà NATO gọi là Cossack...

Antonov An-225 Mriya
Antonov An-225 Mriya

Antonov An-225 Mriya được thiết kế cho chương trình không gian Xô viết như một giải pháp thay thế cho Myasishchev VM-T. An-225 được tạo ra không phải cho mục đích quân sự, chủ yếu là dùng để chở tàu con thoi Buran của Liên Xô thời đó và hiện là loại máy bay vận tải lớn nhất thế giới đang hoạt động. Chuyến bay đầu tiên của An-225 diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 1988.

Antonov An-225 được thương mại sẵn sàng để mang bất kỳ hàng hóa có trọng tải như thế nào do kích thước khoang chứa hàng hóa cực lớn của nó. Nó có thể hoạt động vận chuyển thương mại những tải trọng cực lớn lên tới 250 tấn ở khoang trong hay 200 tấn ở ngoài thân. Vận chuyển ngoài cho những vật quá cỡ có chiều dài lên tới 70 m.

Với tổng trọng lượng tối đa 640 tấn, An-225 là máy bay nặng nhất thế giới. An-225 lớn hơn máy bay chở khách Airbus A380, lớn hơn rất nhiều so với Antonov An-124, Boeing 747-400ERF và Lockheed C-5 Galaxy, chiếc máy bay vận tải có tầm vóc đứng ngay sau nó. Hiện chỉ có duy nhất 1 chiếc An-225 Mriya mang số hiệu UR-82060 hoạt động mà thôi.

So sánh kích thước giữa bốn loại máy bay lớn nhất thế giới
So sánh kích thước giữa bốn loại máy bay lớn nhất thế giới

Tháng 11 năm 2004, Liên đoàn Hàng không Quốc tế (FAI) đã đưa An-225 vào Sách kỷ lục Guinness với 240 kỷ lục.

An-225 là sự mở rộng bản thiết kế An-124 trước dó của Antonov. Để đảm đương được vai trò mới, thân máy bay được mở rộng suốt chiều dài. Hai động cơ Turbofans (không có cánh quạt) Lotarev D-18 được lắp thêm cạnh gốc cánh, nâng tổng số động cơ lên sáu chiếc và hệ thống bánh đáp tăng cường với tổng cộng 32 bánh.

Bánh đáp chính của AN-225
Bánh đáp chính của AN-225

Cửa chất hàng và thang lên phía sau của An-124 bị loại bỏ nhằm giảm trọng lượng, và các bộ phận ổn định được thay đổi từ một bộ phận ổn định dọc duy nhất thành cánh đuôi kép với một bộ phận ổn định ngang đuôi lớn quá cỡ. Cánh đuôi kép là cần thiết khi chuyên chở những hàng hóa rất lớn và nặng ở bên ngoài, tải ngoài này sẽ ảnh hưởng tới tính năng khí động học của một cánh đuôi quy ước. Không giống như An-124, An-225 không được dự định sử dụng cho vận tải hàng không chiến lược và không được thiết kế để cất hạ cánh trên đường băng ngắn.

An-225 tại Sân bay Manchester năm 2006
An-225 tại Sân bay Manchester năm 2006
Tàu con thoi Buran được mang bởi An-225
Tàu con thoi Buran được mang bởi An-225

Một chiếc An-225 thứ hai đã được chế tạo một phần cuối thập niên 1980, cho Chương trình vũ trụ Xô viết. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1990 và sự hủy bỏ chương trình vũ trụ Buran chiếc An-225 duy nhất hoạt động được đưa vào bảo quản. Sáu động cơ Lotarev được tháo dỡ sử dụng trên những chiếc An-124, và bộ khung chiếc An-225 thứ hai (gần hoàn thành và đang chờ được lắp động cơ) cũng bị xếp xó.

* Airbus A380

Airbus
Airbus A380

Airbus A380 là một loại máy bay hai tầng, bốn động cơ do Airbus S.A.S. sản xuất. Nó bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 từ Toulouse, Pháp. Sau 15 tháng thử nghiệm, đã bắt đầu có các chuyến bay thương mại vào đầu năm 2007 khi Airbus chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho Singapore Airlines.

Máy bay A380 có hai tầng, với tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay. Điều này cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với ba cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555 người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường (economy class).

img
Nội thất trong khoang hạng VIP của
Nội thất trong khoang hạng VIP của "khủng long bay" A380.
img
img

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các chuyên gia ngành kỹ thuật, hàng không còn đặt biệt danh khác cho loại máy bay này là "Khách sạn bay 5 sao" vì đây là loại máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có các phòng ngủ với giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng tắm spa, phòng giải trí sang trọng, các TV LED tại các phòng và các ghế hành khách với hơn 500 kênh truyền hình trên toàn thế giới, hơn 1000 game 3D và hàng chục nghìn bài hát, bản nhạc, phim ảnh được lưu trữ trên máy bay, hệ thống mạng Wifi tốc độ cao, khe cắm USB kết nối với máy tính, khe cắm phích sạc pin điện thoại để phục vụ mục đích giải trí và làm việc

Có hai kiểu A380 sẽ được đưa vào sử dụng. Loại A380-800, loại chở hành khách, là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Boeing 747. Loại thứ hai, A380-800F, sẽ là máy bay vận tải, là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới sau Antonov An-225, An-124 và C-5 Galaxy. Phiên bản mới nhất do Airbus công bố (2010) là A380-900 với kích cỡ lớn hơn phiên bản A380-800 và sức chuyên chở hành khách tối đa lên đến hơn 900 hành khách

img
img
Toàn cảnh chú
Toàn cảnh chú "khủng long" này khi đang lượn trên bầu trời.

Máy bay A380-800 có tầm bay xa cực đại là 16.000 km đủ để bay không nghỉ từ Chicago đến Sydney với tốc độ bay trung bình 1.050 km/h, độ cao bay phục vụ 13.100 m. Chiều dài tổng thể của A 380 là  72.7 m, chiều cao 24.1m với chiều dài 2 cánh là 80m và tổng trọng lượng 580 tấn.

Chiều dài một sải cánh với hai động cơ phản lực.
Chiều dài một sải cánh với hai động cơ phản lực.
Chi phí sản xuất của một chiếc A380 khoảng hơn 400 triệu USD.
Hơn 400 triệu USD tương đương hơn 8000 tỉ VNĐ là con số phải bỏ ra để có thể sở hữu một chiếc Airbus A380.

* Boeing 747-8

img

Boeing 747-8 là mẫu mới nhất của dòng máy bay Boeing 747, được công bố vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, nhằm cạnh tranh với mẫu A380 của hãng máy bay Airbus. Chính thức công bố vào năm 2005, 747-8 là phiên bản Boeing 747 thế hệ thứ tư, với thân máy bay kéo dài, đôi cánh được thiết kế lại và cải thiện hiệu quả. Phiên bản 747-8 là phiên bản 747 lớn nhất, là máy bay thương mại lớn nhất được sản xuất tại Hoa Kỳ và là máy bay vận tải hành khách dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 77m (chính xác là 76,4m) và có khoảng 467 chỗ ngồi. Chi phí sản xuất một chiếc 747-8I là từ 293-308 triệu USD.

img
img
img

Máy bay 747-8 có hai phiên bản chính: 747-8 Intercontinental (747-8i) cho hành khách và 747-8 Freighter (747-8F) cho vận tải hàng hóa. Chiếc 747-8F đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên của phiên bản này vào ngày 08 tháng 2 năm 2010.

Thời gian giao hàng của chiếc máy bay chở hàng đầu tiên đã bị hoãn nhiều lần và hiện đang được dự kiến vào giữa năm 2011, việc giao hàng máy bay vận chuyển hành khách bắt đầu vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012. Trong tháng 12 năm 2010, đơn đặt hàng cho các 747-8 đạt 107 chiếc, trong đó có 74 của các phiên bản chở hàng, và 33 của các phiên bản chở khách.

Buồng lái hiện đại của Boeing 747-8
Buồng lái hiện đại của Boeing 747-8
Động cơ
Động cơ Boeing 747-8
img
img
img

* Boeing 747-400 ER

Boeing 747-400 thuộc hãng British Airways, đây là hãng sử dụng kiểu máy bay này nhiều nhất
Boeing 747-400 thuộc hãng British Airways, đây là hãng sử dụng kiểu máy bay này nhiều nhất

Xếp ngay sau 747-8 là một phiên bản khác của dòng Boeing 747, chiếc Boeing 747-400 ER. Đây là dòng máy bay chủ lực của Boeing 747 và cũng là model bán chạy nhất của hãng Mỹ.

Phiên bản mới đang hoạt động của 747, 747-400 là một trong những loại máy bay dân dụng cỡ lớn nhanh nhất đang hoạt động trong các hãng hàng không với tốcđộ đạt Mach 0,85 (567 mph hay 913 km/h), tầm bay liên lục địa là 7.260 hải lý (8.350 dặm hay 13.450 km). Phiên bản chở khách 747-400 có thể chở 416 khách với ba hạng ghế hoặc 524 khách với bố trí cho hai hạng ghế ngồi.

img
Chi phí sản xuất của 747-400 khoảng 228-260 triệu USD/chiếc.
Chi phí sản xuất của 747-400 khoảng 228-260 triệu USD/chiếc.
Khoang VIP
Ghế ngồi khoang VIP
Hạng phổ thông
Hạng phổ thông

* An-124 Ruslan

img

Antonov An-124 Ruslan (Tên hiệu NATO: Condor) là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước chiếc Airbus A380). Cho tới khi An-225 Mriya xuất hiện thì nó là chiếc máy bay lớn nhất được chế tạo.

Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây, cất cánh lần đầu năm 1982. Hơn 40 chiếc đang hoạt động (26 phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8. 2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.

Khoang lái
Buồng lái của An-124

Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Lockheed, nhưng hơi lớn hơn. An-124 từng được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay và nhiều loại hàng hóa quá cỡ khác. An-124 có thể hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng. An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hóa: nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái. Tuy nhiên, vì khả năng điều áp hạn chế trong thân, nó hiếm khi chở lính dù.

An-124 được sản xuất song song bởi hai nhà máy: công ty Aviastar-SP Nga (Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Ulyanovsk trước kia) và Nhà máy Hàng không Kyiv AVIANT, tại Ukraine.

Việc sản xuất hàng loạt đã ngừng lại cùng với sự tan rã của Liên Xô. Năm khung chưa hoàn thành từ thời Xô viết đã được hoàn tất năm 2001, 2002 và 2004. Tuy hiện không có chiếc An-124 nào đang được chế tạo, Nga và Ukraine đã nỗ lực tái sản xuất hàng loạt loại máy bay này năm 2008-2009.

img
img
AN-124 tại Sân bay Liên bang Moffett vận chuyển máy bay trực thăng thuộc Không lực Hoa Kỳ tới Afghanistan.
AN-124 tại Sân bay Liên bang Moffett vận chuyển máy bay trực thăng thuộc Không lực Hoa Kỳ tới Afghanistan.

V. Dũng (Tổng hợp)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.