• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

TP.HCM: Vô tư lấn chiếm hành lang, xả rác ra đường sắt

21/05/2018, 07:00

Xả nước thải ra đường ray, buôn bán lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt… là thực trạng đáng báo động...

12

Người dân lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt tại Km 1716+963 (Trại cá sấu Hoa Cà),quận Thủ Đức để bán hàng ăn - Ảnh: Đỗ Loan

Quán nhậu vô tư bán cạnh đường sắt

Ngày 15/5, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại Km 1716+140 đường sắt giao cắt với đường bộ ngã tư Phạm Văn Đồng - Hiệp Bình (quận Thủ Đức), tình trạng lấn chiếm buôn bán diễn ra phổ biến ngay trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn. Một khoảnh đất chừng 50m2, các quầy hàng bán hoa, sửa khóa, bán trái cây đều được dựng bạt, che dù để bán hàng. Khu vực đường Hiệp Bình lại sát chợ, nhiều người qua lại nên nơi đây trở thành mặt bằng kinh doanh lý tưởng cho những người đã “giữ chỗ” từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Văn Triều, 20 năm làm nhân viên gác chắn tại trạm Hiệp Bình cho biết: “Khu vực đường ngang này người dân lấn chiếm buôn bán từ nhiều năm nay. Chính quyền cũng bất lực không dẹp được. Khi tàu chuẩn bị đến, người dân tụ tập buôn bán tấp nập khiến việc kéo barie chắn đường khó khăn hơn. Tại đường ngang này, năm ngoái đã xảy ra một vụ tai nạn thảm khốc, một phụ nữ bị tàu hỏa húc tử vong tại chỗ do đi vào đường ray”, ông Triều nói.

Cách đó hơn 1km, PV đến điểm thứ hai tại Km 1716+963 (Trại cá sấu Hoa Cà), nơi có một bãi rác rất lớn nằm trên hành lang an toàn đường sắt. Rác từ trên đường đổ xuống đường ray, trời nắng bốc mùi hôi thối, trời mưa nước từ trên đường tràn rác xuống. Mặc dù ngay tại đường ngang có gắn biển cấm xả rác, nhưng những người dân sinh sống gần khu vực đường ray và cả những người buôn bán lấn chiếm vẫn điềm nhiên xả rác.

Dọc theo đường sắt về cầu Bình Triệu, PV tiếp tục đến Km 1717+600 (chùa Ưu Đàm), bị lấn chiếm để bán hàng ăn, quán nhậu. Đặc biệt về đêm, những quán gần đường sắt như trên hoạt động rất nhộn nhịp, đèn sáng rợp cả một vùng. Ngoài ra, tại hai đường ngang trên, đèn tín hiệu giao thông đặt ngay giữa vị trí đường ngang không đảm bảo an toàn khi có tàu đi qua.

Chưa có nơi thoát nước, đường sắt ngập nặng sau mưa

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một cán bộ Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức cho biết, liên quan đến việc xây dựng vi phạm hành lang an toàn đường sắt, quận đã chỉ đạo các phường thường xuyên kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, một số vị trí do lịch sử để lại không xác định được ranh giới hành lang an toàn đường sắt dẫn đến người dân lấn chiếm.

Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, vi phạm về trật tự ATGT đường sắt trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ ý thức chấp hành của người dân còn kém. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt nhức nhối nhất trên các địa bàn các phường Linh Đông, Linh Tây, quận Thủ Đức; phường 5, quận Gò Vấp. Tình trạng xả rác, nước thải sinh hoạt, nước bẩn đổ vào đường sắt gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ở các đoạn từ Km 1720+500 - Km 1721+800 phường 4, 5, quận Gò Vấp… Sắp tới, Sở GTVT thành phố sẽ triển khai đảm bảo giao thông tại 4 vị trí đường ngang đường sắt gồm: Trần Khắc Chân, Trần Hữu Trang, Trạm Hỏa Xa, Tô Ngọc Vân với vốn đầu tư 10 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Đồng thời, thành phố cũng sớm di dời trụ đèn tín hiệu giao thông tại đường ngang chùa Ưu Đàm và Trại cá sấu Hoa Cà về vị trí phía trước đường ngang đường sắt để các phương tiện không dừng chờ trong phạm vi đường sắt.

“Trước thực trạng trên, quận kiến nghị đơn vị đường sắt sớm cắm mốc hành lang đường sắt để có căn cứ xử lý dễ dàng hơn”, cán bộ này nói và thông tin thêm, hệ thống thoát nước đường sắt trên địa bàn quận Thủ Đức cũng xuống cấp khiến thường xuyên xảy ra ngập nước nặng. Nguyên nhân do lưu lượng nước khi mưa lớn từ Bình Dương đổ về gây ngập khu vực đường sắt tại vị trí phường Linh Đông. Do vậy, thành phố cần sớm đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray để thoát nước dễ dàng hơn.

“Khi ngập nước đường ray, giải pháp tạm thời mà quận Thủ Đức làm thường xuyên là nạo vét kênh thoát nước. Tuy nhiên, do mưa lớn, chỉ một tháng sau con mương nạo vét đã bị bồi đắp đầy”, vị này nói.

Tương tự, tại vị trí Km 1721+120, ông Đỗ Ngọc Lãm, Chủ tịch UBND phường 5, quận Gò Vấp cho biết, người dân sửa chữa cải tạo nhà trên mép rãnh thuộc phạm vi an toàn đường sắt, khi tiếp cận phường đã chỉ đạo tháo dỡ ngay. “Dọc tuyến đường Lương Ngọc Quyến có sự chênh lệch cao, giữa đường bộ và đường sắt chưa có hệ thống thoát nước nên cũng thường xuyên bị ngập”, ông Lãm nói và kiến nghị thành phố sớm đầu tư hệ thống thoát nước để đảm bảo ATGT cho đường sắt.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM khẳng định: Việc xử lý vi phạm hành lang ATGT đường sắt thuộc về chính quyền địa phương. Theo ông Tường, trong Quy chế phối hợp số 30/QCPH - BGTVT- UBND đã quy định rất rõ về việc các địa phương, ban, ngành cùng phối hợp xử lý tình trạng mất an toàn đường sắt như hiện nay, tuy nhiên hiện công tác phối hợp chưa tốt. “Mạnh đơn vị nào đơn vị ấy làm, khi có sự cố lại đổ lỗi cho nhau”, ông Tường nói.

Ông Tường cho biết, sẽ trình lãnh đạo thành phố yêu cầu các địa phương rút kinh nghiệm, có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Đánh giá công tác phối hợp một cách cụ thể và quy trách nhiệm rõ ràng, mà trách nhiệm ở đây là người đứng đầu. Lãnh đạo địa phương phải có trách nhiệm và xử lý nghiêm tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. Đồng thời, cần đánh giá rõ hiện tại còn vướng mắc, khó khăn gì để cùng nhau xử lý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.