• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Trăm dâu đổ đầu đường sắt

13/03/2015, 10:26

Hàng loạt chuyến tàu, hàng nghìn hành khách bỗng trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ sau vụ TNGT đường sắt.

hình 2 (1)
Vụ va chạm với xe tải khiến tàu SE5 bị lật

Hàng loạt chuyến tàu, hàng nghìn hành khách bỗng trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ sau vụ TNGT đường sắt tối 10/3 tại Quảng Trị. Cả nghìn hành khách bị chậm chuyến và buộc phải đưa về các ga hai đầu để chờ thông đường. 

Nhưng các ga dọc đường quá nhỏ so với lượng khách đông nên quá công suất phục vụ. Chuyện cơm nước, sinh hoạt thêm bấn loạn. 

Một trưởng tàu điện trực tiếp cho PV Báo Giao thông, phân trần: Đường sắt bỏ “bao cơm” từ lâu, hành khách phải tự chi trả chuyện cơm nước. Cái “nếp” này khiến các tàu chỉ dự phòng đủ cho số khách theo giường, ghế. Trường hợp phát sinh, quá tải như sự cố TNGT tàu SE5 này khiến nhà tàu trở tay không kịp. Cơm thiếu, nước không đủ, các ga xép thì quá nhỏ, các “thượng để” lại “trăm dâu đổ đầu... đường sắt”, mà cụ thể là đổ lỗi cho anh trưởng tàu.

Trong bất cứ một vụ TNGT đường sắt nào, nhà tàu bao giờ cũng thiệt thòi đủ đường. Phải mất sức, mất tiền để kịp khắc phục sự cố sao cho nhanh chóng nhất. Cả trăm công nhân dọc tuyến đường sắt phải nỗ lực hết sức với những phương tiện cứu hộ thô sơ, cũ kỹ dịch chuyển cái đầu máy nặng cả trăm tấn ra khỏi đường ray. Rồi khi một cái đầu máy bị tai nạn, số tiền bỏ ra để sửa chữa có khi mất vài tỷ đồng. Đấy là chưa kể thiệt hại khó tính được mà ngành Đường sắt phải bỏ ra để mua suất ăn miễn phí cho hành khách, tiền thuê ô tô để tăng bo cả nghìn hành khách qua điểm tai nạn, rồi chi phí lập tàu mới, chi phí chậm chuyến, sửa chữa đường ray... Chỉ cần một vụ tai nạn, thiệt hại cho ngành lên đến nhiều tỷ đồng là chuyện thường, nhưng cũng không được đền bù một đồng nào.

Tôi cứ nhớ mãi câu nói của một công nhân cứu hộ đường sắt: “Giá như cấm được xe tải đi qua đường ngang thì tốt biết bao”. Tưởng đấy chỉ là câu nói vu vơ, nhưng suy nghĩ kỹ mới thấy đấy là nguyên nhân nội tại gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn đường sắt thảm khốc. Một chiếc xe tải nặng hàng chục tấn hoặc một chiếc xe container nằm chắn ngang đường ray sẽ không khác gì một tảng núi đá có thể phá hủy bất cứ vật nào đâm vào nó.

Trong khi đó, gần đây dọc tuyến đường sắt có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên nên lượng xe tải chở hàng đi lại nhiều đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT đường sắt. Trong khi đó, các doanh nghiệp dọc tuyến gần như bỏ mặc vấn đề an toàn cho các tài xế, gây nguy cơ TNGT cho các chuyến tàu.

Có cấm được xe tải qua đường ngang không? Thực tế là rất khó bởi nhu cầu đi lại là tất yếu. Nhưng tìm cách hạn chế thì không khó nếu các thôn, phường, xã có đường sắt đi qua tự ý thức được an toàn đường ngang. Có thể hạn chế xe tải qua đường ngang ở một khung giờ nhất định, yêu cầu các doanh nghiệp có đường ngang đi qua đường sắt cam kết bảo đảm an toàn. Về lâu dài làm đường gom, cầu vượt để hạn chế thấp nhất giao cắt đồng mức đường bộ và đường sắt...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.