• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tràn lan phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm

29/12/2015, 07:49

Phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm tự do tham gia giao thông là thực trạng nhức nhối của lĩnh vực đường thủy.

7
Tàu chở khách du lịch trên lòng hồ Thủy điện Hòa Bình  đang là điểm nóng về phương tiện không đăng ký, đăng kiểm

Phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm tự do tham gia giao thông là thực trạng nhức nhối của lĩnh vực đường thủy. Đáng nói, thực trạng này đã diễn ra từ hàng chục năm qua nhưng chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Chỉ 30% phương tiện thủy đăng kiểm lại

Theo kết quả tổng điều tra phương tiện thủy nội địa năm 2007, toàn quốc có 806.577 tàu thuyền các loại, trong đó có tới 91,3% chưa đăng ký và 79,72% chưa đăng kiểm. Đến nay sau 8 năm, tổng số phương tiện có trong danh sách đăng ký tính đến hết tháng 10/2015 chỉ hơn 240 nghìn chiếc.

Về đăng kiểm, ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông của Cục Đăng kiểm VN cho biết, số lượng phương tiện thực hiện đăng kiểm lần đầu (để cấp đăng ký) mới chỉ đạt 60%. Thế nhưng, sau đó, tỷ lệ quay lại đăng kiểm định kỳ theo quy định của luật lại rất thấp, chỉ khoảng 30%. Mặc dù ngành Đăng kiểm đã chủ động cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền vận động và phối hợp với các ngành khác giải quyết tình trạng trên, nhưng số lượng phương tiện không quay lại đăng kiểm vẫn thấp.

"Tôi cho rằng, phải tiến hành điều tra lại toàn bộ phương tiện thủy nội địa để có số liệu thật. Từ số liệu này sẽ có giải pháp và làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc kiểm soát đăng ký, đăng kiểm phương tiện theo quy định của pháp luật”.

Ông Trần Kỳ Hình
Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN

“Đơn vị làm công tác đăng kiểm không có quyền bắt giữ phương tiện đi trên sông, không thể ép tổ chức, cá nhân đăng kiểm phương tiện mà chỉ có thể vận động, tuyên truyền. Chỉ khi người dân nhận thức được rằng đăng kiểm phương tiện mang lại lợi ích họ mới làm, còn nếu chỉ coi đây là một thủ tục, họ không làm”, ông Học nói.

Trong năm 2015 vừa qua, liên Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Đường thủy - Đăng kiểm VN đã có chuyên đề riêng, chỉ đạo liên ngành cấp địa phương xử lý mạnh vi phạm về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy. Trong hơn 1 tháng thực hiện cao điểm, từ 15/7-30/9, cảnh sát đường thủy và liên ngành của 50 địa phương đã phát hiện hơn 2.915 trường hợp vi phạm lỗi trên, chiếm 20,4% tổng số các vi phạm. Trong đó, lỗi vi phạm về đăng kiểm rất cao với 61,8% và 38,2% là về đăng ký phương tiện.

Theo Đại tá Dương Ngọc Tiến, Phó cục trưởng Cục CSGT, thời gian cao điểm Cục đã cử 9 tổ công tác đi hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tại địa phương. Liên ngành cấp cơ sở đã tuyên truyền trực tiếp cho hơn 26.000 người; kiểm tra, xử lý 17.250 trường hợp vi phạm, bằng 275% lần so với kết quả của liên ngành cả trong năm 2014. Nhờ đó, ít nhất có thêm hơn 900 phương tiện thủy được người dân thực hiện đăng ký, đăng kiểm trong thời gian này.

Đề xuất tổng điều tra lại

Trong cao điểm liên ngành 3 lực lượng vừa qua, các đăng kiểm viên trực tiếp có mặt cùng lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm để đăng kiểm tại chỗ cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc thiếu trang thiết bị an toàn, thiếu hồ sơ nên dù đăng kiểm có về tận nơi cũng không giải quyết được. Cùng đó, đa phần người lái phương tiện không xuất trình được giấy tờ, nên không có giấy tờ để tạm giữ bảo đảm việc xử phạt. Trong khi đó, các địa phương chưa tổ chức được nơi, quy chế tạm giữ, khiến cho khó thực hiện được việc cưỡng chế xử phạt.

Trước tình trạng trên, liên ngành Đăng kiểm, CSGT, Đường thủy đều cho rằng, cần tổng điều tra phương tiện toàn quốc để có số liệu thực phục vụ xây dựng kế hoạch hoàn thiện công tác đăng ký, đăng kiểm. Ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho rằng, tổng điều tra sẽ làm rõ những con số của năm 2007 và cho bức tranh thực về hiện trạng để liên ngành đề xuất các giải pháp phù hợp nhất.

Đề cập vấn đề trên, ông Trần Văn Thọ, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, một trong những điểm nghẽn trong tổ chức đăng ký là khá nhiều phương tiện không đủ điều kiện được cấp chứng nhận đăng kiểm, vì thế không thể đăng ký. “Từng có nhiều ý kiến nghi ngại số liệu phương tiện từ cuộc tổng điều tra phương tiện năm 2006 - 2007 là “ảo”, không đúng với thực tế. Vì vậy, tổng điều tra lại phương tiện thủy là tốt nhất, để có cơ sở phục vụ công tác quản lý và quy hoạch”, ông Thọ nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.