Công nghệ

"Trăng máu" thực chất là gì?

09/10/2014, 06:46

Chiều tối qua (8/10), thời tiết Hà Nội mát mẻ, trời trong tạo điều kiện thuận lợi để quan sát nguyệt thực toàn phần, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Bức ảnh trăng máu được chụp tại tòa nhà cao thứ hai TP. Hà Nội (ảnh chụp lúc 18h30 tối 8/10)
Bức ảnh trăng máu được chụp tại tòa nhà cao thứ hai TP. Hà Nội (ảnh chụp lúc 18h30 tối 8/10). Ảnh: Khám phá

Như Khám phá đã đưa, tại Hà Nội nguyệt thực toàn phần bắt đầu khoảng 18h30, sau đó mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn, chuyển dần về màu sắc bình thường lúc 19h34.

Ngay từ sớm, những người đam mê thiên văn hay có những người  tò mò muốn được xem Trăng máu đã chuẩn bị máy ảnh đặt sẵn trên cầu Long Biên,Hà Nội để chụp lại khoảnh khắc mặt trăng nhuốm đỏ.

Tại khu vực Mỹ Đình, nhóm thiên văn nghiệp dư Hà Nội đặt 4 ống kính quan sát, thu hút đông đảo bạn trẻ đến chiêm ngưỡng hiện tượng "trăng máu".

Dù mặt trăng xuất hiện không như mong muốn nhưng mọi người vẫn vui, ghi lại khoảnh khắc này.

Còn tại TPHCM: Theo ghi nhận của PV Khám phá, ngay từ trước 18h, các cá nhân, câu lạc bộ, nhóm thiên văn học tại TP.HCM đã tập trung khá đông đủ ở khu vực cầu Khánh Hội (Q.1, TP.HCM).

Tại đây, các bạn trẻ yêu thiên văn đã mang tới loạt kính viễn vọng “khủng” do mình tự chế tạo. Bên cạnh đó, hàng loạt “súng khủng” khác có vật kính rộng và độ phóng đại khoảng 100 trăm lần cũng được bày binh bố trận trước thời điểm mặt trăng nhô lên khỏi đường chân trời.

Tuy nhiên, tính đến hơn 18h30, đúng ra mặt trăng đã xuất hiện nhưng vì mây khá dầy nên chưa thể quan sát được ánh trăng. Song tất cả vẫn mang hi vọng và nhẫn nại chờ đợi bầu trời sẽ trở nên quang hơn.

Đến khoảng 19h, khi mặt trăng đã thật sự lên cao thì mây càng dầy hơn. Mặc dù 20h34 mới kết thúc hiện tượng “mặt trăng đỏ” nhưng ngay lúc này, tất cả gần như phải chấp nhận buổi quan sát thiên văn đã thất bại.

Tại Đà Nẵng: thời tiết trời mây dày đặc đã khiến cho người Đà Nẵng bỏ lỡ cơ hội được ngắm hiện tượng “trăng máu” hiếm có.

Nhóm bạn trẻ yêu thiên văn Đà Nẵng háo hức chụp hình lưu niệm trước giờ hiện tượng “trăng máu” xảy ra. Tuy nhiên, mặt trăng không thể lộ rõ do thời tiết mây mù dày đặc… đã khiến các bạn trẻ vô cùng tiếc nuối. Mặt trăng lộ rõ nhất lúc 19h00 rồi lại bị mây mù che khuất.

Trước đó, theo Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương thì thời tiết miền Bắc thuận lợi hơn trong việc chiêm ngưỡng được hiện tượng trên, còn ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ rất khó xem do trời có nhiều mây và có thể có mưa.

Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 17h25 và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Hiện tượng đạt cực đại vào lúc 17h54, cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ ràng nhất. Người xem có thể quan sát nguyệt thực toàn phần đến 18h24, sau đó mặt trăng sẽ đi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn, chuyển dần về màu sắc bình thường lúc 19h34.

Các chuyên gia khuyên, người xem cần ở vị trí thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.

Lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 4/4/2015 và Việt Nam nằm trong vùng quan sát được.

Trăng máu thực chất là gì?

Nguyệt thực toàn phần hay Mặt trăng máu là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời.

Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).

 

Dưới đây là hình ảnh "trăng máu" xuất hiện tại một số nước trên thế giới được ghi lại tối 8/10:

Một người đàn ông và một phụ nữ trên vòng quay Ferris tại thành phố Tokyo, Nhật Bản ngắm trăng khi nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào tối 8/10. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông và một phụ nữ trên vòng quay Ferris tại thành phố Tokyo, Nhật Bản ngắm trăng khi nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào tối 8/10. Ảnh: Reuters
Bóng tối bao phủ phần lớn mặt trăng trong ảnh do người dân chụp tại thành phố Golden, bang Colorado, Mỹ hôm 8/10. Ảnh: Reuters
Bóng tối bao phủ phần lớn mặt trăng trong ảnh do người dân chụp tại thành phố Golden, bang Colorado, Mỹ hôm 8/10. Ảnh: Reuters
Con mòng biển bay trên trời khi mặt trăng chuyển sang màu đỏ tại thành phố Sydney, Australia. Ảnh: Reuters
Con mòng biển bay trên trời khi mặt trăng chuyển sang màu đỏ tại thành phố Sydney, Australia. Ảnh: Reuters
Nguyệt thực toàn phần trong một ảnh do người dân chụp tại thành phố Gosford, Australia. Ảnh: Reuters Mặt trăng trên bầu trời thành phố Encinitas, bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Nguyệt thực toàn phần trong một ảnh do người dân chụp tại thành phố Gosford, Australia. Ảnh: Reuters
Đĩa mặt trăng đang chuyển dần từ màu cam sang màu đỏ trong bức ảnh do người yêu thiên văn chụp tại thành phố Erie, bang Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AP
Mặt trăng trên bầu trời thành phố Encinitas, bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Victor Rogus, một nhà thiên văn nghiệp dư tại Mỹ, chụp bưc ảnh rất ấn tượng khi màu đỏ bao phủ đĩa mặt trăng. Ảnh: Space
Đĩa mặt trăng đang chuyển dần từ màu cam sang màu đỏ trong bức ảnh do người yêu thiên văn chụp tại thành phố Erie, bang Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AP
Nguyễn Việt Phương, một thanh niên Việt Nam ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, chụp cảnh tượng trăng máu. Ảnh: Việt Phương
Victor Rogus, một nhà thiên văn nghiệp dư tại Mỹ, chụp bưc ảnh rất ấn tượng khi màu đỏ bao phủ đĩa mặt trăng. Ảnh: Space
Nguyễn Việt Phương, một thanh niên Việt Nam ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, chụp cảnh tượng trăng máu. Ảnh: Việt Phương
Nguyễn Việt Phương, một thanh niên Việt Nam ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, chụp cảnh tượng trăng máu. Ảnh: Việt Phương
Người dân ngắm cảnh tượng thiên văn kỳ thú và hiếm hoi tại một sân tennis ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Người dân ngắm cảnh tượng thiên văn kỳ thú và hiếm hoi tại một sân tennis ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

P.Vy (tổng hợp)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.