• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Trắng trợn lập "trạm thu phí" qua cầu tạm

23/04/2015, 11:28

Một chiếc cầu tạm bỗng dưng “mọc” lên và kèm theo cái chặng thu phí của dân, mỗi lượt qua phải trả 5.000 đồng.

A1 (5)
Mỗi lần qua cây cầu nguy hiểm này, người dân phải nộp phí 5.000 đồng

Đóng phí mới được... qua cầu!

Sau khi Báo Giao thông đăng bài viết “Dân sợ chứ lái xe quá tải không sợ” ngày 29/3 vừa qua, phản ánh về tình trạng mất an toàn của cầu Suối Nước Đục khiến hàng trăm người dân 2 xã Ea Kuang và Vụ Bổn (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) lo sợ mỗi khi lưu thông qua cầu này. Đến ngày 8/4, UBND huyện Krông Pắk đã cho triển khai dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Suối Nước Đục với mức đầu tư 570 triệu đồng, do Công ty TNHH Hiệp Tâm (ở thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk) thi công. Tuy nhiên, thiết kế dự án không có cầu tạm nhưng không biết ai đó đã tự làm cầu và lập “trạm thu phí” trắng trợn... thu tiền.

Theo quan sát của phóng viên Báo Giao thông, bên cạnh cầu Suối Nước Đục đang thi công “mọc” ra chiếc cầu tạm được làm bằng gỗ ván mục ruỗng từ cầu cũ. Cầu có chiều dài khoảng 20m, mặt cầu rộng 1m sát với mặt nước, bập bênh khiến người đi qua như “làm xiếc”. Ở hai bên đường dẫn xuống cầu dựng đứng, đi xe máy rất nguy hiểm, không cẩn thận sẽ lao thẳng xuống sông.

Ông Dương Minh Đức (55 tuổi, ở xã Vụ Bổn) cho biết: “Cầu làm rất nguy hiểm nhưng mỗi lần đi qua phải đóng 5.000 đồng. Mỗi ngày tôi qua lại 4 lần, phải mất 20 nghìn đồng. Mất tiền nhưng nguy hiểm luôn rình rập, bất cẩn một chút là cả người và xe rơi xuống sông ngay”.

A2
Người điều khiển chiếc xe máy này may mắn ghìm xe lại được, nếu không cả người lẫn xe đã lao thẳng xuống sông.

Có mặt tại đây, chỉ trong vòng 30 phút, phóng viên ghi nhận có hàng trăm lượt người qua lại và “trạm thu phí” thỏa sức thu tiền. Đội thu phí rất “chuyên nghiệp” gồm, một người đàn ông chốt chặn ở đầu cầu thu tiền và hai người thanh niên là công nhân của đơn vị thi công luôn “thường trực” làm nhiệm vụ áp tải xe qua nếu có người không muốn “bỏ mạng” dưới sông.

Tại đây, ngoài đội ngũ “trạm thu phí”, luôn xuất hiện người đàn ông trang phục công an xã đứng quan sát. Khi thấy PV ghi hình ông này tiến lại nói, đây là cầu dân tự làm để qua lại, không thu phí. Chúng tôi hỏi ai làm cầu, thì ông này khẳng định ông làm, ông là người dân xã Vụ Bổn.

Để kiểm chứng lời nói trên, phóng viên cho xe qua, ngay lập tức người đàn ông đội mũ xanh đưa tay chặn đầu xe: “Cho thu tiền cầu, mỗi lượt qua là 5.000 đồng, đưa mới được qua”.

Được biết, mỗi ngày “trạm thu phí” hoạt động từ 6h đến 18h, số lượng xe cộ qua lại rất đông và cứ thế “trạm thu phí” nghiễm nhiên thu về tiền triệu.

Ai cho phép xây cầu, thu tiền... cần làm rõ trách nhiệm?

Trao đổi với chính quyền xã Vụ Bổn, ông Uông Ngọc Từ, Trưởng công an xã Vụ Bổn cho biết, chính quyền không biết việc lập cầu và thu phí. Khi phóng viên xác nhận, thực tế tại cầu Suối Nước Đục đang diễn ra tình trạng thu phí thì ông Từ liên lạc với ông Đỗ Văn Kiên (công an viên thôn Thăng Quý) về trụ sở để xác minh.

Tại đây, phóng viên đã gặp lại người đã ông tự xưng mình chính là người làm cầu. Khi ông trưởng công an hỏi, ai chủ trương cho xây cầu thu phí tại thôn Thăng Quý thì ông Kiên “vòng vo” nói, không phải ông làm và trả lời kiểu “bất nhất”.

“Thu tiền để trả tiền công cho hai công nhân dẫn xe qua (300 ngàn/1 người/1 ngày), tôi chỉ là người góp công, việc làm cầu là của đơn vị thi công nếu không cho thì tôi ra dỡ cầu mang về”, ông Kiên chối bỏ việc đã thừa nhận với phóng viên trước đó. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi, ai là người đặt vấn đề làm cầu... thì ông này bảo ra hỏi đơn vị thi công. 

Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Krông Pắk cho biết, cầu Suối Nước Đục chỉ sửa chữa lại trên dầm thép cũ thay thế mặt gỗ bằng mặt thép 8mm với mức đầu tư 570 triệu. Cầu thi công không có thiết kế cầu phụ. “Cây cầu tạm được dựng lên là do thanh niên xã Vụ Bổn tự làm để qua lại và không có chuyện thu phí. Tôi đã đi thực tế tại đây. Chắc tiền đó là người dân “bồi dưỡng” cho anh em”, ông Bảy khẳng định.

Hằng ngày, người dân hai xã Ea Kuang và Vụ Bổn (huyện Krông Pắk) đi qua cầu tạm nguy hiểm này vẫn phải đóng 5.000/1 lượt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.