Thế giới

Tranh giành 1 xe tăng, Nga -Trung suýt gây thế chiến 3

11/03/2017, 10:57
image

Vụ việc hai nước Nga-Trung giành nhau chiếc xe tăng T-62 suýt nữa gây ra cuộc chiến tranh hạt nhân.

hqdefault

Trung Quốc và Liên Xô (cũ) đã từng ở bờ vực của một cuộc chiến tranh sau sự kiện tranh giành chiếc xe tăng T-62 ở biên giới. (Ảnh minh họa)

Trong những ấn phẩm của mình, cả National Interest và War History đều nhắc lại sự kiện quân đội Trung Quốc và Liên Xô tranh giành nhau xác một chiếc xe tăng T-62 tạo nên căng thẳng trong một thời gian dài.

Vụ việc này đã khiến xung đột giữa hai cường quốc quân sự này dâng cao tới mức có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Cụ thể, ở thời điểm năm 1964, căng thẳng trong tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô gia tăng và lực lượng quân sự hai nước bắt đầu được tăng cường ở khu vực giáp ranh.

Bản đồ

Bản đồ khu vực xảy ra tranh chấp giữa Nga và Trung Quốc.

Mâu thuẫn giữa hai nước bắt đầu tăng cao khi Trung Quốc cáo buộc rằng lính Liên Xô đã tấn công dân thường của họ ở khu vực biên giới. Trong khi đó, Liên Xô nói rằng chính các binh lính Trung Quốc mới là những kẻ có hành vi khiêu khích.

Để giải quyết vấn đề, biên phòng Liên Xô được lệnh dùng gậy xua đuổi dân Trung Quốc vượt qua biên giới. Ngay lập tức, Trung Quốc đã có động thái đáp trả bằng sử dụng gậy dài hơn, khiến tranh chấp hai bên trở thành một cuộc đấu gậy.Thậm chí, hai bên còn cử võ sĩ và đô vật ra biên giới để thi tài, dằn mặt lẫn nhau.

Xem thêm video xe tăng T-62 của Việt Nam khai hỏa:

Ngày 2/3/1969, Trung Quốc phát động tấn công vào các đồn biên phòng của Liên Xô trên đảo Zhenbao nằm giữa sông biên giới Ussuri, khiến 59 người thiệt mạng và 94 người khác bị thương. Lý do mà Trung Quốc đưa ra là nhằm trả thù cho những dân thường đã thiệt mạng trước đó.

Liên Xô

Binh sĩ Liên Xô được trang bị gậy để xua đuổi dân Trung Quốc.

Ngày 15/3, Liên Xô điều 4 xe tăng chủ lực T-62, loại vũ khí vẫn được nước này giữ bí mật ra mặt trận với mục tiêu chiếm lại đảo Zhenbao. Tuy nhiên khi vượt qua khúc sông hẹp bị đóng băng, một chiếc xe tăng của Liên Xô đã vướng mìn, đứt xích và đứng lại. Ba chiếc tăng còn lại vội vã rút về phía Liên Xô.

Phát hiện vụ việc trên, bính sĩ Trung Quốc đã ném lựu đạn vào trong xe, khiến tổ của lái Liên Xô thiệt mạng. Đồng thời, phía Trung Quốc còn muốn kéo chiếc xe tăng tối tân này về phòng tuyến của mình. Tuy nhiên, âm mưu này đã vấp phải hỏa lực bắn tỉa mạnh mẽ của Liên Xô.

Sau một vài động thái qua lại, Liên Xô được Trung Quốc cho phép đến nơi giao tranh trước đó để mang xác đồng đội về.Tuy nhiên, khi lính Liên Xô cố gắng cứu kéo chiếc xe tăng, quân Trung Quốc đã nổ súng buộc họ phải rút lui.

Ngày 21/3, Liên Xô điều đội công binh đến để phá hủy chiếc xe tăng, ngăn nó rơi vào tay Trung Quốc nhưng họ tiếp tục bị đẩy lùi. Lực lượng hải quân Trung Quốc đến địa điểm chiếc xe tăng bị nạn vào ngày 28/3 để mang chiếc T-62 về nhưng cũng bị Liên Xô nã pháo và buộc phải rút lui.

Quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi chiến thuật, điều lính bắn tỉa cảnh giới đồng thời ra lệnh cho công binh ẩn nấp sau chiếc T-62 bắt đầu tháo dỡ từng bộ phận của chiếc xe tăng này.

Đến ngày 2/4, khi khối băng trên mặt sông bắt đầu tan chảy, Liên Xô mới phát hiện vụ việc và liên tục bắn vào khối băng xung quanh xe tăng cho đến khi nó bị chìm xuống sông mới rút quân.

PLA

Lính Trung Quốc đã chiếm được chiếc xe tăng T-62 của Liên Xô.

Tuy nhiên hải quân Trung Quốc vẫn không bỏ cuộc và tìm mọi cách trục vớt chiếc xe tăng bằng các thiết bị thô sơ, khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng do hạ thân nhiệt. Đến ngày 29/4, họ lấy được các bộ phận còn lại của chiếc T-62 và chuyển tới nhà máy chế tạo xe tăng ở Lyshuen.

Tuy nhiên, Liên Xô vẫn chưa từ bỏ chiếc xe này. Giữa tháng 5, một người Trung Quốc bị bắt gần nhà máy ở Lyshuen với chiếc túi chứa đầy thuốc nổ. Người này thừa nhận làm việc cho Liên Xô với ý định phá hủy nhà máy cùng chiếc xe tăng T-62.

Xem thêm video:

Naitonal Interest dẫn lời chuyên gia quân sự Robert Farley cho rằng sự cố trên đảo Zhenbao năm 1969 đã đẩy Liên Xô và Trung Quốc đến bờ vực chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.

Ở thời điểm đó, Trung Quốc đã đạt những tiến bộ không hề nhỏ về phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, năng lực vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh khi đó chưa đủ sức đánh bại hoàn toàn Liên Xô với một hệ thống phòng không tối tân.

T-62

Một chiếc xe tăng T-62 được lưu giữ ở Ukraine.

Ngược lại, Liên Xô dù đã đạt khả năng hạt nhân tương đương với Mỹ, sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược mạnh có thể xóa sổ khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhưng lại không khai chiến do sợ phải trả giá đắt.

Kết lại vụ việc trên, tờ National cho rằng sau vụ việc giành giật chiếc xe tăng T-62 trên đảo Zhenbao, chiếc xe tăng bị đánh cắp không thể giúp cán cân sức mạnh nghiêng về phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, vụ việc này đã giúp lãnh đạo Bắc Kinh nhận ra việc không thể đối đầu với phương Tây và Liên Xô cùng lúc. Điều đó thúc đẩy Bắc Kinh cải thiện quan hệ với Washington sau đó.

Năm 1991, đảo Zhenbao được trao trả cho Trung Quốc. Tới tận năm 2003, Nga và Trung Quốc mới hoàn thành việc phân định biên giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.