Giáo dục

Trẻ hay nói dối, điều đó có thực sự xấu như cha mẹ nghĩ không?

25/05/2022, 01:00

Nói dối cũng giống như bị cảm, cha mẹ đừng vội trách con tại sao để mình bị cảm mà nên giúp con tìm đúng thuốc để mau khỏi.

Không khó để nhận thấy, khi trẻ lớn dần và có ý thức về những hành động của mình, chúng bắt đầu biết nói dối. Khi phát hiện con cái nói dối, một số cha mẹ sẽ tỏ ra rất tức giận, la mắng và thậm chí là trừng phạt trẻ. Thế nhưng, những cách này không mang lại hiệu quả, trẻ vẫn tiếp tục nói dối nhiều hơn.

Khi trẻ nói dối việc mình giả ngủ, lén lấy tiền, giả ốm, trốn học, lén đi chơi game… Tất cả những điều này ngoài việc cho thấy trẻ nói dối còn ẩn chứa việc chúng đang che giấu nỗi sợ hãi và lòng tham của mình.

Tại sao trẻ nói dối?

Trước hết, cha mẹ phải hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến con cái nói dối, thay vì gắn mác “con hư” mà không tìm hiểu kỹ sự việc đằng sau. Trên thực tế, lý do khiến trẻ nói dối rất đơn giản, có thể vì chúng sợ bị trừng phạt, hoặc vì chúng muốn thực hiện mong muốn của mình.

Khi con cái thường xuyên nói dối, trước tiên cha mẹ nên xem mình đã áp dụng những hình phạt không phù hợp nào khiến trẻ không dám nói thật hay không.

img

Chuyên gia giáo dục Trung Quốc, bà Li Meijin cho biết: “Trẻ em không nói sự thật vì cha mẹ không tin tưởng và bị buộc tội quá mức”.

Bản năng của con người là tìm kiếm ưu điểm và tránh nhược điểm, trẻ em cũng không ngoại lệ.

Khi còn nhỏ, vì không muốn đi học nên Tiểu Bảo giả ốm, nói với mẹ mình bị đau bụng. Người mẹ hay tin vội vàng gọi điện cho cô giáo xin nghỉ, sau đó vội vàng dẫn con tới bệnh viện khám.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo Tiểu Bảo không có vấn đề gì. Lúc đó, người mẹ nhận ra con mình nói dối nhưng không la mắng mà nhẹ nhàng nói: “Sao con không muốn đi học? Con nói cho mẹ biết được không?”.

Trên thực tế, để đạt được mục đích không đi học, nhiều đứa trẻ chọn cách nói dối.

Trẻ nói dối có nghĩa chúng kỳ vọng cha mẹ làm điều gì đó đúng với mong đợi của mình. Nhưng trẻ cũng có chút sợ hãi nếu không được cha mẹ tha thứ.

Trẻ nói dối có nhất thiết là điều xấu?

Một nghiên cứu về tâm lý học phát triển tại Đại học Toronto, Canada cho thấy, tỷ lệ nói dối của trẻ 2 tuổi là 30%, trẻ 3 tuổi đạt 50% và sau 4 tuổi là hiện tượng hết sức phổ biến và bình thường.

Vì vậy, điều đầu tiên cha mẹ cần nhận ra rằng, trẻ nói dối là hiện tượng phổ biến, không phải là cái mác của một đứa trẻ hư.

img

Nghiên cứu tâm lý học của Đại học Toronto cũng cho thấy rằng, một đứa trẻ có thể nói những lời nói dối thuyết phục càng sớm, chúng càng có khả năng làm tốt hơn những người bình thường trong độ tuổi thiếu niên, đó là khả năng thuyết phục người khác.

Nói dối là giải pháp theo bản năng của trẻ, không có nghĩa đó là hành vi xấu. Nếu hiểu được nói dối cũng có mặt tích cực, cha mẹ không nên vội vàng phạt con mình.

Con cái nói dối, cha mẹ phải làm gì?

Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con nói dối, không biết hướng dẫn con như thế nào cho đúng. Khi đối mặt với trẻ nói dối, cha mẹ hãy nên áp dụng 3 điều sau:

1. Cho phép trẻ nói dối nhưng không buộc tội quá nhiều

Một trong những lý do chính khiến trẻ hay nói dối là do sợ bố mẹ buộc tội và trừng phạt. Vì thế, theo thời gian trẻ sẽ nói dối nhiều hơn. Khi biết được sự thật, cha mẹ đừng vội buộc tội mà nên hỏi lý do trước.

img

2. Khuyến khích trẻ nói sự thật và tạo cảm giác an toàn

Khi phát hiện trẻ nói dối, cha mẹ cần khuyến khích trẻ nói ra sự thật trước. Nếu trẻ sợ hãi, khóc, cha mẹ có thể ôm và khen con đã dũng cảm nói sự thật. Khi được động viên như vậy, trẻ sẽ cảm thấy bớt sợ hãi hơn và ý thức được việc mình không nên nói dối.

Là cha mẹ, chúng ta không cần phải đồng ý với tất cả những gì con mình nói, nhưng cha mẹ cần cho con mình sự tự tin để bộc lộ những gì chúng đang nghĩ.

Khi một đứa trẻ biết rằng, mình có thể nhận được tình yêu thương và sự ủng hộ của cha mẹ khi mắc lỗi và nói dối, trẻ sẽ chọn nói ra sự thật.

3. Hiểu lý do nói dối và hướng dẫn trẻ một cách tích cực

Nói dối thực chất là một tín hiệu bản thân không biết phải làm gì để xử lý. Điều đó còn nằm ngoài khả năng của trẻ nên chúng chọn cách nói dối để đạt được điều mình mong đợi.

Trước tình trạng trẻ nói dối, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách sau:

"Cha mẹ biết rằng con đang gặp khó khăn. Con có thể nói với cha mẹ sự thật. Cha mẹ sẽ không tức giận. Chúng ta là một gia đình nên phải đối mặt với nó".

Không có đứa trẻ nào thích nói dối, chỉ có những bậc cha mẹ chưa sẵn sàng chấp nhận chúng mà thôi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.