Bạn cần biết

Trị dứt bệnh “khó nói” của dân văn phòng bằng Đông y

20/05/2017, 14:41

Khảo sát cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% trong dân số và đang có xu hướng tăng.

36

Những người ít vận động thường có nguy cao mắc bệnh trĩ  (ảnh minh họa)

Bệnh dễ mắc, biến chứng nguy hiểm

Theo PGS. TS. Mai Tất Tố, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, bệnh trĩ (dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn. Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt từ 30 - 60 tuổi. Theo thống kê, có 50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất 1 lần trong đời.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: Cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều. Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ nặng do thành các tĩnh mạch dãn mỏng có thể dễ thủng/rách gây chảy máu nhiều, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, khi đi đại tiện do phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Các chuyên gia còn cảnh báo những triệu chứng chảy máu kể trên không chỉ gặp ở trĩ nội và trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám để xác định bệnh và có phương án điều trị kịp thời, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.

Bài thuốc bổ trung ích khí cứu bệnh trĩ

Nhiều thày thuốc Đông y cho rằng, “tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…) phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.

Tottri là bài thuốc bổ trung ích khí gia giảm gia truyền của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố, trường Đại học Dược Hà Nội chuyển giao cho Công ty CP TRAPHACO. Tottri kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính. Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp thuyên giảm rõ rệt. Sau phẫu thuật hoặc các đợt trĩ cấp, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát. Sử dụng Tottri cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người.

BS. cao cấp Hoàng Đình Lân, nguyên Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho biết, khi nói tới điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền thì phải nhắc tới bài thuốc bổ trung ích khí, bởi bài thuốc này giúp bổ khí huyết, thăng đề dương khí; Chữa được nguyên nhân khí hư hạ hãm ở đại trường và bồi bổ cho cơ thể để khi sức đề kháng của cơ thể tốt lên, ăn ngủ tốt, khí huyết lưu thông thì bệnh trĩ sẽ tiêu đi. Đặc biệt, bài thuốc này có thể dùng dự phòng để tránh mắc bệnh trĩ hoặc dùng cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ; Những bệnh nhân sau đợt điều trị trĩ dài ngày; 1 năm người bệnh có thể dùng 1 - 2 đợt nhắc lại nếu bệnh đã ổn định.

Trên cơ sở kế thừa bài thuốc cổ phương là bài bổ trung ích khí từ lâu nay vẫn được sử dụng trong điều trị và dự phòng bệnh trĩ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về thảo dược Đông y đã nghiên cứu kết hợp bổ sung thêm hai vị thuốc là liên nhục và ý dĩ là hai vị thuốc giúp cho tỳ khí phục hồi, cùng với các vị thuốc: Đảng sâm, trần bì, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, đương qui, cam thảo, bạch truật. Như vậy, trong sản phẩm mới kết hợp này, bài thuốc cổ phương đã đạt được tác dụng vừa bổ khí vừa thăng dương. Nó giúp việc vừa điều trị, vừa có thể hỗ trợ điều trị hoặc dự phòng bệnh tái phát

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.