Y tế

Tri mẫu trị viêm phổi

Tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt, tư thận bổ thủy và nhuận phế; bổ tỳ, tư thận, hạ thủy, tán hỏa, ích khí...

img
Cỏ Tri mẫu

Tri mẫu là một loại cỏ sống lâu năm; lá mọc vòng, dài khoảng 20 - 30cm, hẹp, đầu nhọn, phía dưới ôm vào nhau. Cây ra hoa vào mùa hạ, hoa nhỏ, mọc thành cụm và có màu trắng. hoa kết thành cụm màu trắng.

Vào khoảng tháng 3 - 4 hàng năm, người dân thường đào rễ tri mẫu, đem rửa sạch và phơi/sấy khô, để làm thuốc.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn, an thần, hóa đờm…

Theo y học cổ truyền, tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt, tư thận bổ thủy và nhuận phế; bổ tỳ, tư thận, hạ thủy, tán hỏa, ích khí, chủ trị bệnh đái tháo đường; chữa sốt, ho và tiêu đờm do phổi viêm. Có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Nếu dùng thuốc dạng sắc, chỉ nên dùng từ 4 - 10g/ ngày.

Chữa viêm phổi: Tri mẫu 5g, tang bạch bì l0g, mạch môn đông 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Hắc lào: Tri mẫu mài với dấm, bôi lên.

Bốc nhiệt do khí: Dùng phối hợp với thạch cao dưới dạng bạch hổ thang.

Ho do nhiệt ở phế hoặc ho khan do thiếu âm: Dùng phối hợp với xuyên bối mẫu dưới dạng nhị mộc tán.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.