Quân sự

Trung Quốc nói Mỹ sẽ biến Mặt trăng thành “địa điểm vũ khí hạt nhân”

19/12/2020, 14:23

Thành lập một nhà máy điện hạt nhân trên mặt trăng vào cuối năm 2027 đã nằm trong một số mục tiêu cụ thể trong bản ghi nhớ do ông Trump đã ký.

img

Căn cứ trên Mặt trăng - ảnh minh họa Universe Today.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/12 dẫn lời các chuyên gia quan hệ quốc tế và quân sự Trung Quốc cho biết, “tham vọng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên Mặt trăng vào năm 2027 của Mỹ, có thể đóng góp vào các dự án quân sự trên Mặt trăng trong tương lai, cho thấy Hoa Kỳ thực sự tìm kiếm quyền tối cao trong không gian và bất chấp thiệt hại và nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho con người”.

Thành lập một nhà máy điện hạt nhân trên mặt trăng vào cuối năm 2027 đã nằm trong một số mục tiêu cụ thể trong bản ghi nhớ do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hôm thứ Tư, được gọi là “Chỉ thị Chính sách Không gian 6” (SPD-6).

Nội dung SPD-6 cho biết nhà máy điện hạt nhân này sẽ "hỗ trợ sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng và thăm dò sao Hỏa".

Chuyên gia quân sự kiêm nhà bình luận Song Zhongping của Trung Quốc nói rằng các mục đích quân sự có thể đứng sau việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên Mặt trăng.

Bằng cách thiết lập một nhà máy điện, bao gồm khai thác vật liệu hạt nhân và xây dựng thiết bị như lò phản ứng hạt nhân và cơ sở làm giàu uranium, về mặt lý thuyết, Mỹ có thể biến Mặt trăng "thành nơi sản xuất vũ khí hạt nhân", ông Song nói.

Mặt trăng rất giàu helium-3, một vật liệu có thể được sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất năng lượng bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân. Với danh nghĩa xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Mỹ có thể trực tiếp khai thác vật liệu này trên Mặt trăng và sau đó xây dựng các nhà máy chế biến nhiên liệu hạt nhân ở đó, ông Song nói.

“Kế hoạch này một lần nữa cho thấy chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong không gian, đi ngược lại ý muốn của cộng đồng quốc tế về các vấn đề Mặt trăng”, Li Haidong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc.

Trước đó, chính quyền Trump đã đề xuất "Hiệp ước Artemis" vào tháng 5, trong đó đề xuất "các khu vực an toàn" xung quanh các căn cứ trên Mặt trăng trong tương lai nhằm ngăn chặn thiệt hại hoặc sự can thiệp từ các quốc gia cũng như các công ty tư nhân của đối thủ.

Chuyên gia Li Haidong nói rằng thỏa thuận này đã làm mất đi sự đồng thuận quốc tế rằng không gian bên ngoài, bao gồm cả Mặt trăng, là một nơi được "sử dụng cho mục đích chung dành cho tất cả các bên".

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng chính quyền Mỹ sẽ là nước đầu tiên đưa kế hoạch của mình lên Liên Hợp Quốc và “có xây dựng được nhà máy điện hạt nhân và khai thác tài nguyên trên Mặt trăng hay không là tùy thuộc vào Hoa Kỳ”.

"Tệ hơn nữa, Mỹ sẽ phạm tội ác chống lại loài người nếu nước này gây ra thiệt hại cho hệ sinh thái và địa chất Mặt trăng thông qua các vụ thử vũ khí hạt nhân" – ông Song Zhongping nhấn mạnh.

Theo ông Li Haidong, “khi tàu thăm dò Chang'e-5 của Trung Quốc hoàn thành thành công chuyến bay tới Mặt Trăng vào thứ Năm, việc ký kết SPD-6 cũng cho thấy ý định của Mỹ trong việc muốn kéo Trung Quốc vào một cuộc chạy đua không gian, cố gắng chuyển hướng sự chú ý của Trung Quốc sang việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia cho cuộc đua mới thay vì tập trung cải thiện nền kinh tế và sinh kế của người dân.

Điều này tương tự như những gì Mỹ đã làm với Liên Xô trong những năm 1980 trong chương trình "Chiến tranh giữa các vì sao" của Ronald Reagan.

Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng khó có thể đạt được đúng thời hạn vào năm 2027 vì Mỹ đang mắc kẹt trong những rắc rối và hỗn loạn trong nước, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 đang diễn ra”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.