Thế giới

Trung Quốc phạt GM 29 triệu USD để “trả đũa” Mỹ?

27/12/2016, 09:25
image

Thời điểm nhậm chức cận kề, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dần hoàn thiện cơ cấu nhân sự.

Trung Quốc phạt công ty liên doanh của Tập đoàn sả

Trung Quốc phạt công ty liên doanh của Tập đoàn sản xuất ô tô GM (Mỹ) 29 triệu USD vì độc quyền.

Thời điểm nhậm chức cận kề, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dần hoàn thiện cơ cấu nhân sự và có thể thấy trong đó nhiều người có quan điểm đối lập với Trung Quốc. Điều này khiến các chuyên gia dự đoán mối quan hệ Trung - Mỹ tương lai không mấy suôn sẻ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.

“Các ông muốn chơi, chúng tôi không ngán”

Sau những lần đánh tiếng sẽ trả đũa nếu Mỹ tiếp tục các hành động khiêu khích, đối đầu, Trung Quốc tuyên bố sẽ phạt doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn sản xuất ô tô General Motors (GM, Mỹ) và Tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc SAIC Motor 201 triệu NDT (29 triệu USD) vì độc quyền giá. Theo Ủy ban Cải cách và phát triển đô thị Thượng Hải, doanh nghiệp liên doanh của GM đã định giá tối thiểu đối với một số dòng xe Cadillac, Chevy và Buick. Song, về phía mình, GM khẳng định, công ty này luôn “tôn trọng đầy đủ luật pháp địa phương và mọi quy định ở bất cứ nơi nào GM hoạt động”. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ đầy đủ doanh nghiệp liên doanh tại Trung Quốc để đảm bảo có hành động phản ứng thích hợp và nhanh chóng”, theo Reuters ngày 25/12.

Xem thêm video:

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc phạt GM, tập đoàn sản xuất ô tô nước ngoài lớn thứ 2 tại Trung Quốc về doanh số. Năm nay, doanh số bán lẻ của GM tại Trung Quốc đạt 3,44 triệu phương tiện, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Michael Dunne, Chủ tịch Tập đoàn Dunne Automotive, từng có thời lăn lộn trên thị trường ô tô Trung Quốc nhận định: “Động thái này nhằm đánh tiếng để Mỹ thấy sức mạnh của Trung Quốc đến đâu. Với một lệnh phạt trị giá vài chục triệu USD, Trung Quốc muốn gửi thông điệp: “Nếu các ông muốn chơi, chúng tôi cũng không ngán”. Truyền thông Trung Quốc cảnh báo, trong thời gian tới, các công ty Mỹ còn tiếp tục hứng chịu nhiều lệnh phạt. Trong đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu dự đoán, có thể Trung Quốc sẽ hủy các đơn đặt hàng máy bay Boeing của Mỹ và thay bằng máy bay Airbus của châu Âu.

Rõ ràng “không ưa” Trung Quốc

Động thái trên của Trung Quốc diễn ra không lâu sau khi ông Donald Trump đề xuất bổ nhiệm ông Peter Navarro, Giáo sư kinh tế tại Đại học California (người chỉ trích Trung Quốc) vào vị trí Hội đồng Thương mại quốc gia của Nhà Trắng.

Ông Navarro là một trong những người chỉ trích Trung Quốc gay gắt nhất trong những năm gần đây và là tác giả cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” (2011). “Ông Navarro là người nổi tiếng không ưa Trung Quốc, không chỉ trong các vấn đề thương mại, đầu tư mà còn cả trên chính trị", Giám đốc Viện Nghiên cứu Luật Mỹ - châu Á tại Đại học New York, Jerome A. Cohen cho biết.

Các nhà phân tích nhận định, quan điểm “diều hâu” của ông Navarro với Trung Quốc có thể kích ngòi, làm nổ ra cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ toàn diện. Và trước mắt, chắc chắn chính quyền mới sẽ thay đổi chính sách hiện tại với Trung Quốc.

Nhận định này càng thêm rõ nét khi trước đó, ông Donald Trump cũng chọn tỷ phú Wilbur Ross, một người đồng tư tưởng không khoan nhượng với Trung Quốc làm Bộ trưởng Thương mại. Bội đôi này vốn hợp tác cùng nhau trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Trump và trong tương lai sẽ “thổi làn gió mới” vào chính sách Mỹ với Trung Quốc. Cả hai là đồng tác giả một bài viết trên CNBC (29/7/2016) với nội dung đối phó Trung Quốc cũng như điều chỉnh lại chính sách thương mại Mỹ và nhận định: “Chúng ta cần một người đàm phán cứng cựa như Trump”. Trước đó, Peter Navarro nói rằng, nếu ông Trump áp thuế 45% vào hàng xuất khẩu Trung Quốc thì vấn đề thâm hụt mậu dịch tự thân nó sẽ được giải quyết tức thời.

Ngoài bộ đôi trên, dưới trướng ông Trump còn rất nhiều nhân vật thông tỏ Trung Quốc như: Nhà ngoại giao, Trung Quốc học Michael Pillsbury, tác giả cuốn sách “Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế vị trí siêu cường của Mỹ”. Tướng James Mattis, người được mệnh danh là Mad Dog (Chó điên) từng nhiều lần kêu gọi dồn binh lực về châu Á - Thái Bình Dương. Tướng về hưu Michael Flynn, nguyên Giám đốc Tình báo quân đội Mỹ, được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia có quan điểm coi Trung Quốc là “một trong những kẻ thù của Mỹ” và Randy Forbes - nhiều khả năng được bổ nhiệm làm lãnh đạo Hải quân cũng có quan điểm tương tự. Các nhà quan sát cho rằng, những nhân vật này hiểu lịch sử, hiểu tâm lý lãnh đạo và hiểu Trung Quốc.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.