Giáo dục

Từ lúc mới sinh đến năm 18 tuổi, 8 cột mốc cha mẹ nào cũng cần nắm rõ về con mình

03/03/2020, 01:00

Cuộc đời của 1 đứa trẻ từ lúc mới sinh ra tới năm 18 tuổi sẽ có 8 cột mốc quan trọng nhất. Vì thế, vào mỗi cột mốc bố mẹ cần hiểu được những hành vi của con mình để từ đó có những cách ứng xử thích hợp.

Khi bố mẹ hiểu được những hành vi của con mình, họ sẽ biết được việc 1 đứa trẻ 4 tuổi lúc nào cũng ương bướng, khó bảo là điều bình thường. Lúc này dù bố mẹ có dạy dỗ nhẹ nhàng hay kỷ luật nghiêm khắc mà vẫn vô tác dụng thì cũng đừng nghĩ bản thân mình không tốt. Hiểu được hành vi tùy theo từng độ tuổi của trẻ sẽ khiến bố mẹ có những cách xử lý phù hợp hơn.

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

img

Ở tuổi này, khóc chính là cách mà một đứa trẻ truyền đạt nhu cầu của chúng. Và bố mẹ cần phân biệt sự khác nhau giữa tiếng khóc lúc bé đói, bé mệt, bé cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, đôi khi trẻ khóc mà không có lý do rõ ràng, lúc này bố mẹ chỉ cần an ủi bằng xúc giác hoặc lời nói. Trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được cảm xúc thông qua giọng nói của bố mẹ. Bố mẹ có thể hát cho trẻ nghe, ôm ấp và tránh những hành động khiến trẻ giật mình đột ngột.

4 đến 6 tháng tuổi

img

Trẻ có thể cười, khóc ré lên để đáp lại những gì bố mẹ đang nói chuyện với chúng. Vì vậy, thật tuyệt nếu bố mẹ có thể khuyến khích trẻ cười bằng cách làm mặt hề. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ nhận thức rõ hơn về mọi người xung quanh ngoài bố và mẹ. Ngoài ra chúng cũng có thể nhận ra những món đồ chơi quen thuộc. Đây là lúc bố mẹ nên bắt đầu giới thiệu trẻ với những đứa trẻ và người khác. 

7 đến 12 tháng tuổi

img

Tại thời điểm này, trẻ bắt đầu thích bố mẹ hơn những người khác và có biểu hiện sợ đối với người lạ. Chúng thường bám lấy bố mẹ và khóc khi họ rời đi. Để tránh điều đó, bố mẹ cần đặt trẻ ở khu vực an toàn, đảm bảo chúng luôn cảm nhận là bố mẹ luôn ở gần mình.

1 tuổi đến 2 tuổi

img

Trẻ em ở độ tuổi này nên có nhiều sự tương tác với xã hội bên ngoài. Tuy nhiên khi chúng chơi với những đứa trẻ khác thì vẫn chưa có sự tương tác nhiều, chúng không hiểu khái niệm chia sẻ. Điều quan trọng lúc này là bố mẹ nên kỷ luật nhưng tuyệt đối không được la hét hay đánh chúng.

2 tuổi đến 3 tuổi

img

Lúc này trẻ đã có thể biết cách chơi chung và chia sẻ đồ chơi với những bạn khác. Điều quan trọng là bố mẹ cần khuyến khích chúng làm điều đó. Đứa trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu sợ một số thứ như bóng tối, quái vật dưới gầm giường.Bố mẹ lúc này nên khuyến khích trẻ tự làm mọi thứ càng nhiều càng tốt và nói cho trẻ biết mình tự hào về chúng như thế nào.

4 tuổi đến 5 tuổi

img

Trẻ em ở độ tuổi này có thể tuân theo các quy tắc, nhưng chúng không hiểu điều gì đúng và điều gì sai. Chúng cũng tò mò hơn về thế giới bên ngoài nên bố mẹ nên khuyến khích chúng tự đưa ra những lựa chọn.

Trẻ 4 tuổi có thể có những thay đổi tâm trạng và thậm chí trở nên hung dữ, đánh nhau với anh chị em. Ngược lại, những đứa trẻ 5 tuổi hòa hợp với cha mẹ, chúng có cách cư xử tốt hơn, chúng có trách nhiệm hơn và muốn làm cho người khác hạnh phúc.

Đây là lúc bạn nên dạy con cách thể hiện sự tức giận một cách thích hợp và kỷ luật chúng trong thời gian chờ nếu làm sai điều gì đó. Bạn nên khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở và khen ngợi khi trẻ làm điều tốt.

6 tuổi đến 12 tuổi

img

Bạn bè trở nên cực kỳ quan trọng vào thời điểm này và trẻ bắt đầu nhận thức được sự khác biệt giới tính. Ở tuổi này trẻ có thể ghen tị với người khác, thích tham gia vào các câu lạc bộ, nhóm và thích các trò chơi mang tính cạnh tranh.

Bố mẹ lúc này nên dạy con cách tự học và cách tôn trọng lắng nghe người lớn nói chuyện. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn với con cái.

13 tuổi đến 18 tuổi 

img

Thanh thiếu niên thường so sánh bản thân với người khác. Đó là lý do vì sao bố mẹ nên dạy con cái cách đối phó những những áp lực, căng thẳng, đồng thời khuyến khích trẻ nói ra những cảm xúc lo lắng một cách cởi mở. Các mối quan hệ lãng mạng, tình yêu trở nên quan trọng vào lúc này. Trẻ thường có xu hướng muốn tự lập và độc lập trong mọi thứ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.