• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tước phù hiệu 700 xe khách từ dữ liệu giám sát hành trình

07/05/2015, 08:05

4 tháng đầu năm 2015, hơn 700 xe khách đã bị thu hồi phù hiệu, hơn 100 xe bị từ chối cấp phù hiệu.

71

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN

Nhà xe, phương tiện vi phạm nhiều lần được phát hiện qua dữ liệu truyền về Trung tâm Quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (GSHT) sẽ bị xử lý nghiêm, thu hồi phù hiệu, thậm chí tước giấy phép kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Báo Giao thông ngày 6/5.

Hàng nghìn phương tiện bị thu hồi phù hiệu

Ông đánh giá thế nào về kết quả việc sử dụng cơ sở dữ liệu thiết bị GSHT đến thời điểm hiện nay?

Hiện cả nước có trên 84 nghìn phương tiện chuyển dữ liệu về Trung tâm Xử lý dữ liệu từ thiết bị GSHT của Tổng cục Đường bộ VN (ĐBVN) với các nội dung về tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe, hành trình xe chạy. Những trường hợp vi phạm về các tiêu chí trên được tổng hợp và phân tích trên hệ thống dữ liệu thiết bị GSHT.

Thông qua việc ghi nhận, định kỳ hàng tháng Tổng cục có văn bản báo cáo các cơ quan có thẩm quyền như Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia và UBND các tỉnh để đề nghị kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý vi phạm. Theo dõi hơn một năm qua cho thấy, vi phạm về tốc độ đã giảm đáng kể, số lần vi phạm tốc độ xe chạy/1.000 km giảm rõ rệt. Nếu tháng 5/2014 số lần vi phạm tốc độ tính trên 1.000 km xe chạy là 10,3 lần thì đến tháng 4/2015 đã giảm còn 5,4 lần, giảm 48%.

Nhờ có hệ thống giám sát vô hình nên ý thức chấp hành các quy định về ATGT của doanh nghiệp, lái xe đã được cải thiện một bước, góp phần kéo giảm TNGT do các phương tiện kinh doanh vận tải gây ra.

Những trường hợp doanh nghiệp, lái xe dùng các thủ thuật để vô hiệu hóa thiết bị GSHT hoặc cố tình tìm cách không truyền dữ liệu về trung tâm sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?

Theo quy định, đối với những trường hợp không truyền dữ liệu đầy đủ theo quy định sẽ bị xử lý với các hình thức như: Thu hồi phù hiệu, thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh nếu có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu. Hiện nay, tỷ lệ phương tiện truyền dữ liệu về trung tâm đạt trên 70% số phương tiện. Số còn lại có thể do phương tiện nghỉ không hoạt động hoặc bảo dưỡng sửa chữa.

Đối với các trường hợp cố tình tắt thiết bị GSHT, theo quy định mới của Thông tư 09 ban hành ngày 15/4/2015, tất cả các trường hợp có sự dịch chuyển về vị trí mà không có dữ liệu trên hệ thống bị coi là không truyền dữ liệu. Đây là cơ sở xác định xe đó có truyền dữ liệu về trung tâm hay không. Quy định này sẽ khắc phục được tình trạng các nhà xe lấy lý do xe không hoạt động nên không có tín hiệu.

Thời gian qua, các trường hợp xe khách vi phạm bị thu hồi phù hiệu đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015 đã có trên 700 xe bị thu hồi phù hiệu và trên 100 xe bị từ chối cấp phù hiệu. Quy trình thu hồi phù hiệu được thực hiện dựa trên dữ liệu tổng hợp, phân tích trên hệ thống của Tổng cục ĐBVN.

Thời gian qua, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Sở GTVT lập kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm tập trung vào các đơn vị vận tải có số lượng xe vi phạm nhiều, đặc biệt là các vi phạm về tốc độ. Khi thấy có dấu hiệu đơn vị có mức vi phạm nhiều và diễn biến phức tạp thì chỉ đạo thanh, kiểm tra đột xuất ngay.

Đến nay có doanh nghiệp nào bị rút giấy phép kinh doanh vận tải, thưa ông?

Qua thống kê và theo báo cáo của các Sở GTVT, đến nay đã thu hồi giấy phép kinh doanh đối với ba đơn vị vận tải. Trong thời gian qua, đối với một số đơn vị vận tải có phương tiện để xảy ra tai nạn nghiêm trọng hoặc lái xe chống đối các lực lượng chức năng, Tổng cục đã có văn bản yêu cầu Sở GTVT tổ chức thanh tra toàn diện đối với các đơn vị này. Kết quả phát hiện hơn 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh từ 1 - 3 tháng theo quy định. Một số đơn vị vận tải Tổng cục đã chỉ đạo thanh tra toàn diện về điều kiện kinh doanh vận tải thời gian qua như: HTX Trung Nam (TP Hồ Chí Minh), Công ty TNHH thương mại vận tải hàng hóa và hành khách Hoàng Anh (Thanh Hóa), Xí nghiệp 27/7 Đông Hưng (Thái Bình)…

72
Bản đồ theo dõi tốc độ phương tiện toàn quốc dày đặc màu đỏ đánh dấu xe vi phạm tốc độ

Thiết bị GSHT sẽ được chuẩn hoá để phạt nguội

Theo ông cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả khai thác từ thiết bị GSHT?

Thời gian qua, những bất cập của Thông tư 23 như chưa thống nhất phương pháp tính toán vi phạm quá tốc độ trên máy chủ của Tổng cục và trên các máy chủ của các đơn vị cung cấp; phương pháp tính toán thời gian lái xe trong ngày; theo dõi, giám sát các trường hợp không truyền dữ liệu đã được khắc phục thông qua việc xây dựng và ban hành Thông tư 09 thay thế cho Thông tư 23.

Xử lý nghiêm xe khách gây tai nạn của HTX Trung Nam

Ông Lê Hồng Việt, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TPHCM cho biết, Thanh tra Sở GTVT đang kiểm tra 10 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có cả các xe của HTX xe khách Trung Nam để nhắc nhở và xử phạt những đơn vị nào không thực hiện theo Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo ông Việt đối với vi phạm của cá nhân thuộc HTX xe khách Trung Nam trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Đà Nẵng vừa qua, xe nào vi phạm thì xử lý xe đó và phải xử nghiêm để những xe như vậy không tái phạm. Còn những xe chấp hành nghiêm túc pháp luật giao thông và đáp ứng đầy đủ về điều kiện kinh doanh vận tải thì vẫn để họ tiếp tục hoạt động.

Đỗ Loan

Tới đây, Tổng cục sẽ công bố danh sách các nhà cung cấp thiết bị GSHT đã được cấp chứng nhận hợp quy có số lượng cung ứng ra thị trường từ cao xuống thấp, có chế độ bảo hành, làm dịch vụ truyền dữ liệu tốt để các đơn vị vận tải lựa chọn.

Một giải pháp nữa là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện bản đồ số kết hợp với dữ liệu từ dữ liệu thiết bị GSHT để xác định một cách cụ thể, đầy đủ và chính xác hơn về vi phạm tốc độ của phương tiện đầy đủ hơn, chính xác hơn. Hiện nay đang so sánh khung tốc độ vượt qua 70 km/h hay 60 km/h với từng loại xe, trong đô thị quy định không được vượt quá 50 km/h. Tuy nhiên, do chưa có bản đồ số nên chưa xác định được phương tiện có vi phạm hay không. Nếu có bản đồ số sẽ xác định rõ xe đó đang ở vị trí nào, có quy định tốc độ bao nhiêu, kể cả những đoạn đường đô thị, đoạn có biển hạn chế tốc độ...

Để bảo đảm độ chính xác của thiết bị, thời gian tới sẽ tiến hành kiểm tra xác suất. Ví dụ nhà sản xuất cung ứng 5.000 thiết bị/năm thì sẽ kiểm tra xác suất từ 5-10% trong số thiết bị đó xem có đảm bảo chất lượng theo đúng Quy chuẩn 31:2014/BGTVT hoặc có điều chỉnh, chỉnh sửa phần mềm cài đặt trên thiết bị hay không. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu xây xựng phương pháp, chế độ kiểm tra định kỳ đối với thiết bị GSHT đã lắp trên các phương tiện. Khi đã đảm bảo thiết bị GSHT đạt độ chính xác cần thiết, hoạt động ổn định sẽ tính tới việc xử phạt nguội đối với những trường hợp vi phạm.

Để xử phạt nguội được cần có cơ sở pháp lý chặt chẽ, cần có thông tư hướng dẫn cụ thể như: Tiến hành xử phạt nguội như thế nào, ai là người xử phạt, xuống đơn vị vận tải có phương tiện vi phạm để xử phạt hay gọi xe vi phạm về vị trí nào đó xử phạt. Nếu làm được như vậy chắc chắn sẽ nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải thêm một bước.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.