Hạ tầng

Tuyến đường đô thị đầu tiên của Sài Gòn

Những năm 1860, Sài Gòn vốn là một vùng đất rất hoang sơ, bên ngoài thành Gia Định, đại bộ phận là đồng ruộng, ao đìa, kênh rạch.

Đường đi bộ chủ yếu bằng đường đất nhỏ, được đắp cao để không bị ngập nước lúc triều cường.

Năm 1861, sau khi chiếm được vùng đất này, người Pháp đã lập quy hoạch xây dựng đường đô thị nhằm biến nơi đây thành một đô thị hiện đại như một thành phố ở châu Âu.

img

Đường Catinat (đường số 16) chụp cuối thế kỷ 19

Một trong những trục đường đầu tiên người Pháp xây dựng để nối với dinh Thống đốc Nam kỳ vào năm 1863 là tuyến đường đất có từ thời nhà Nguyễn, vốn là đường dành riêng cho vua đi thẳng từ thành Gia Định ra sông Sài Gòn.

Tuyến đường này được đặt tên là đường số 16, sau đó đổi tên thành đường Catinat. Năm 1954 đường được đổi tên thành đường Tự Do. Đất nước thống nhất, con đường được đổi tên thành đường Đồng Khởi.

Tiếp đó là trục đường dài khoảng 2km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Độc Lập bây giờ. Con đường có từ trước khi Sài Gòn bị người Pháp đánh chiếm. Sau đó được mở rộng để nối với đường trung tâm Hoàng thành cũ, thành đại lộ trung tâm của khu vực đầu não chính quyền Pháp và mang tên là đường Chính Phủ, sau đổi tên thành đại lộ Norodom, sau năm 1975 đổi thành đại lộ Lê Duẩn.

Tiếp đó là đường Hàm Nghi, đường này vốn trước kia là con rạch tên Cầu Sấu. Từ 1867 rạch được lấp tạo thành một trục đường rộng 56m với tên gọi Canton, sau đổi tên thành đại lộ Hàm Nghi.

Vào thời đó người Pháp đã xây dựng được trên 20 tuyến đường và đều được đánh số hoặc được đặt tên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.