Hồ sơ tài liệu

Ukraine chơi "bài cùn", Nga quyết đòi nợ

18/09/2015, 13:35

Nga ra “tối hậu thư” với Ukraine, Phương Tây vỡ mộng về Tổng thống Ukraine... là những tin nóng trong ngày.

1035397240
Một phiên họp Quốc hội Ukraine

Nga ra “tối hậu thư” với Ukraine

Ngày 17/9, Cơ quan báo chí thuộc Chính phủ Nga đã ra thông cáo: Hoặc Ukraine phải thanh toán tất cả các khoản nợ đúng thời hạn, hoặc sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí tòa án, tiền nợ và tiền phạt từ việc trì hoãn trả nợ.

Thông báo của Cơ quan báo chí Nga nêu rõ: “Quan điểm của Nga vẫn được giữ nguyên. Ukraine phải trả nợ đầy đủ và đúng thời hạn theo như những cam kết được đưa ra vào tháng 12/2013. Nga không tham gia vào “cái gọi là chiến dịch nợ” của Ukraine. Chiến dịch này không đủ khả năng giảm gánh nặng nợ nần cho nước này”.

Tuyên bố trên của Cơ quan báo chí Nga được đưa ra sau khi Thủ tướng Ukraine Yatsenuk, trong phiên họp của Quốc hội Ukraine ngày 17/9 về việc đưa ra các cơ chế pháp lý để tái cấu trúc các khoản nợ quốc gia, lên tiếng yêu cầu phía Nga xóa một phần nợ cho Kiev.

Tại phiên họp này, ông Yatsenuk tuyên bố rằng Kiev sẽ không để Nga có được các điều kiện thuận lợi nhằm tái cấu trúc khoản tiền 3 tỷ USD đã cấp cho Ukraine vì Nga buộc phải tuân theo các điều kiện chung.

Phương Tây vỡ mộng về Tổng thống Ukraine

vnm_2015_412113
Tổng thống Ukraine Poroshenko

Hôm 16/9, Nhà lãnh đạo Poroshenko đã ký một sắc lệnh đưa hơn 900 người vào danh sách đen phải hứng chịu những biện pháp trừng phạt của Kiev, vì lý do những nhân vật này gây ra mối đe dọa “đối với an ninh quốc gia” của Ukraine.

Trong khi hầu hết những đối tượng bị chính quyền của Tổng thống Poroshenko trừng phạt là người Nga và là các thành viên của lực lượng ly khai miền đông Ukraine, thì danh sách đen còn bao gồm tên của 34 nhà báo và 7 blogger đến từ các nước Châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha. Liên minh Châu Âu (EU) đã nhanh chóng phản ứng một cách gay gắt với động thái của chính quyền Kiev - đồng minh mà lâu nay họ vẫn ủng hộ nhiệt thành.

"Tôi kinh ngạc và thực sự lo ngại. Tôi chắc chắn sẽ thảo luận về vấn đề này với các đồng nghiệp ở Ukraine, bởi đây không phải là tinh thần Châu Âu", ông Johannes Hahn - cao ủy phụ trách chương trình mở rộng của EU, cho biết tại Brussels.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngay sau đó đã phải vội vàng ra lệnh rút tên của 6 nhà báo Châu Âu ra khỏi danh sách đen bị trừng phạt

Syria sẽ đề nghị Nga triển khai quân trên bộ nếu cần

syria_infonet
Quân chính phủ Syria đi tuần ở Aleppo

Ngoại trưởng Syria, Walid al-Moualem cho biết nước này sẽ đề nghị Nga triển khai quân trên lãnh thổ Syria nếu cần thiết, theo Reuters ngày 18/9.

Phát biểu trên truyền hình ngày 17/9, Ngoại trưởng Syria, ông Walid al-Moualem khẳng định Syria hiện chưa có các hoạt động chiến đấu chung trên bộ với binh sĩ Nga, nhưng nếu thấy cần thiết, phía Syria sẽ nghiên cứu và đề nghị về vấn đề này.

Ông Walid al-Moualem nói rằng quân đội Syria có khả năng tự chiến đấu và làm chủ tình hình, vấn đề cần nhất hiện nay chính là đạn dược và các loại vũ khí hiện đại để đối phó với các loại vũ khí tiên tiến mà các nhóm khủng bố đang sử dụng.

Cũng theo ông Walid al-Moualem, sự hỗ trợ về quân sự của Nga đối với Syria vẫn chỉ đang dừng ở việc cung cấp vũ khí và huấn luyện. Ông khẳng định Nga và Syria có quan hệ chiến lược.

Tư lệnh Mỹ: Cần tuần tra biển Đông để thách thức Trung Quốc

00-4c4d2
Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris

Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, cho biết Mỹ nên thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo.

Ý kiến trên được ông Harris đưa ra trong một phiên điều trần của Thượng viện hôm 17/9, trước thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Washington (ngày 25/9).

Ông Harris nhấn mạnh việc Bắc Kinh xây dựng 3 đường băng trên các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam và quân sự hóa ở biển Đông là “mối lo ngại quân sự lớn" và "đe dọa tất cả quốc gia trong khu vực”.

Khi được Ủy ban Quân vụ Thượng viện (SASC) hỏi về khả năng quân đội Mỹ điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý (19 km) tính từ đảo nhân tạo, ông Harris trả lời: “Tôi nghĩ chúng ta nên làm như vậy, nên thể hiện quyền tự do hàng hảihàng không bởi các đảo nhân tạo đó vốn không phải là đảo".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.