Thời sự Quốc tế

Ukraine diễn tập phòng thảm kịch hạt nhân ở nhà máy Zaporizhzhia

18/08/2022, 14:01

Lực lượng cứu hộ Ukraine đã thực hiện diễn tập chuẩn bị cho trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân tại nhà máy ở thành phố Zaporizhzhia.

Ngày 17/8, lực lượng cứu hộ thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine đã thực hiện diễn tập sự cố hạt nhân tại thành phố Zaporizhzhia, nơi có nhà máy hạt nhân đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga.

Ngày 17/8, lực lượng cứu hộ thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine đã thực hiện diễn tập sự cố hạt nhân tại thành phố Zaporizhzhia, nơi có nhà máy hạt nhân đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga.

Một trong những nội dung diễn tập là sơ cứu cho nạn nhân phơi nhiễm với phóng xạ. Nhân viên cứu hộ tiến hành quét phóng xạ rồi đặt nạn nhân lên cáng, bọc phim tráng bạc lên người đàn ông rồi đưa lên xe cứu thương.

Một trong những nội dung diễn tập là sơ cứu cho nạn nhân phơi nhiễm với phóng xạ. Nhân viên cứu hộ tiến hành quét phóng xạ rồi đặt nạn nhân lên cáng, bọc phim tráng bạc lên người đàn ông rồi đưa lên xe cứu thương.

Thời gian gần đây, Nga và Ukraine thường xuyên cáo buộc lẫn nhau thực hiện pháo kích vào nhà máy hạt nhân này. Các chuyên gia lo ngại nếu nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu này gặp sự cố sẽ gây ra rò rỉ phóng xạ và dẫn tới thảm kịch trên diện rộng.

Thời gian gần đây, Nga và Ukraine thường xuyên cáo buộc lẫn nhau thực hiện pháo kích vào nhà máy hạt nhân này. Các chuyên gia lo ngại nếu nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu này gặp sự cố sẽ gây ra rò rỉ phóng xạ và dẫn tới thảm kịch trên diện rộng.

42 quốc gia bao gồm tất cả thành viên Liên minh châu Âu, Mỹ và Anh ra thông báo chung yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia để Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh sát cơ sở.

42 quốc gia bao gồm tất cả thành viên Liên minh châu Âu, Mỹ và Anh ra thông báo chung yêu cầu Nga rút binh sĩ khỏi nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia để Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh sát cơ sở.

“Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang Nga tại nhà máy năng lượng hạt nhân Zaporizhzhia cản trở đơn vị vận hành và giới chức Ukraine thực hiện chức trách đảm bảo an toàn phóng xạ và hạt nhân theo quy ước quốc tế và tiêu chuẩn an toàn của IAEA” - theo nội dung thông báo.

“Sự hiện diện của các lực lượng vũ trang Nga tại nhà máy năng lượng hạt nhân Zaporizhzhia cản trở đơn vị vận hành và giới chức Ukraine thực hiện chức trách đảm bảo an toàn phóng xạ và hạt nhân theo quy ước quốc tế và tiêu chuẩn an toàn của IAEA” - theo nội dung thông báo.

Trong bài phát biểu trên truyền hình đêm 15/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga sử dụng nhà máy hạt nhân làm căn cứ cất trữ vũ khí và làm cơ sở để thực hiện các vụ tấn công vào các khu vực lân cận song phía Nga đã phủ nhận cáo buộc này.

Trong bài phát biểu trên truyền hình đêm 15/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga sử dụng nhà máy hạt nhân làm căn cứ cất trữ vũ khí và làm cơ sở để thực hiện các vụ tấn công vào các khu vực lân cận song phía Nga đã phủ nhận cáo buộc này.

Ông Zelensky cũng cảnh báo bất cứ binh sĩ Nga nào bị phát hiện nổ súng tại nhà máy hạt nhân hoặc sử dụng cơ sở này để nhắm vào các khu vực lân cận sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Ukraine.

Ông Zelensky cũng cảnh báo bất cứ binh sĩ Nga nào bị phát hiện nổ súng tại nhà máy hạt nhân hoặc sử dụng cơ sở này để nhắm vào các khu vực lân cận sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Ukraine.

Về phía Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow sẵn sàng phối hợp để các chuyên gia IAEA có thể tiếp cận nhà máy hạt nhân.

Về phía Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow sẵn sàng phối hợp để các chuyên gia IAEA có thể tiếp cận nhà máy hạt nhân.

Các vụ pháo kích vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia làm dấy lên lo ngại xảy ra thảm họa hạt nhân như sự cố tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở miền bắc Ukraine năm 1986.

Các vụ pháo kích vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia làm dấy lên lo ngại xảy ra thảm họa hạt nhân như sự cố tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở miền bắc Ukraine năm 1986.

Năm đó, một lò phản ứng tại nhà máy Chernobyl phát nổ làm lượng lớn vật liệu phóng xạ thoát ra môi trường, khiến hơn 100.000 người dân sống trong khu vực lân cận phải sơ tán. Tới nay, đây vẫn là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.

Năm đó, một lò phản ứng tại nhà máy Chernobyl phát nổ làm lượng lớn vật liệu phóng xạ thoát ra môi trường, khiến hơn 100.000 người dân sống trong khu vực lân cận phải sơ tán. Tới nay, đây vẫn là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.