Hồ sơ tài liệu

Ứng viên Tổng thống Pháp dính bê bối đồng tính, gian lận

09/02/2017, 07:06
image

Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào ngày 23/4.

Ứng viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người

Ứng viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người vợ hơn 17 tuổi.

Nếu như năm 2016 khép lại bằng cuộc bầu cử Mỹ với nhiều bất ngờ, thì đầu năm 2017 cuộc đua Tổng thống tại Pháp gây hồi hộp không kém. 2/3 ứng viên hàng đầu dính bê bối khiến làng báo chí “tốn giấy mực” và diễn biến đường đua khó đoán ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường chứng khoán, tiền tệ.

Chứng khoán lao đao, euro mất giá

Ngày 8/2, Reuters dẫn lời nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán thị trường chứng khoán châu Âu sẽ đầy biến động và ảnh hưởng vì những bất ổn từ cuộc bầu cử Tổng thống. “Thị trường chứng khoán châu Âu đang tập trung theo dõi sát sao các rủi ro chính trị tiềm ẩn tại châu Âu và Mỹ”, Reuters dẫn lời ông Kenta Tadaide, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện Nghiên cứu Mizuho nhận định.

Một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư châu Âu lo lắng đó là Frexit. Đây là chính sách của ứng viên phe cực hữu, lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) Marine Le Pen, người vừa vươn lên dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận sau bê bối của hai ứng viên Francois Fillon và Emmanuel Macron. Bà Le Pen, được nhận xét có phong cách tranh cử như Tổng thống Mỹ Donald Trump, cam kết sẽ đề xuất lên lãnh đạo châu Âu nhiều thay đổi quan trọng. Nếu họ không đồng ý, bà sẽ xúc tiến đưa Pháp ra khỏi Liên minh châu Âu - EU (hay còn gọi là Frexit, tương tự như Brexit của Anh).

Xem thêm video:

Pháp có nền kinh tế mạnh và là một trong những đối tác lớn nhất trong khu vực châu Âu. Vì vậy, khi EU còn đang lo lắng với Brexit, thêm Frexit nữa sẽ đẩy EU đối mặt thêm khó khăn chồng chất. Mặc dù nhiều người bác bỏ khả năng Pháp sẽ ra khỏi EU nhưng những bất ngờ từ Brexit và bầu cử Mỹ khiến dư luận Pháp nói riêng, châu Âu nói chung không dám mạnh miệng. Vì những bất ổn này, người ta dự đoán, thị trường chứng khoán sẽ hỗn loạn khi chỉ số FTSE của Anh sẽ sụt giảm 0,3% trong khi chỉ số CAC của Pháp lại tăng 0,1%. Mặt khác, đồng euro tiếp tục sụt giảm 1,1% ở mức 1,0667 USD đổi 1 euro.

Bê bối tình dục, tài chính và bầu cử

Chính trường Pháp có lịch sử trường kỳ về bê bối cá nhân và tài chính nên truyền thông nước này không ngại ngần đưa tin về đời sống cá nhân của các chính trị gia. Không lạ khi hai trong ba ứng viên của cuộc bầu cử năm nay đều dính cả hai loại bê bối trên.

Đáng chú ý, vị ứng viên trẻ tuổi, cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron dính bê bối quan hệ đồng tính ngoài hôn nhân với Giám đốc điều hành Đài phát thanh Radio France - ông Mathieu Gallet. Bác bỏ tin đồn, ông Macron nói: “Tôi là tôi, tôi không bao giờ che giấu bất cứ điều gì. Nghe nói, mọi người đồn đoán tôi có cuộc sống bí mật hoặc điều gì đại loại thế. Những tin đồn như vậy sẽ khiến vợ tôi buồn lòng”. Trước tin đồn này, cuộc hôn nhân “chồng trẻ vợ già” của ông Macron lại càng trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng. Không ít người dân Pháp ngưỡng mộ chuyện tình học trò - cô giáo, kém nhau khoảng 20 tuổi như trong mơ của ông.

Theo Nytimes, ông Macron và bà Brigitte Trogneux gặp nhau lần đầu tiên khi ông là học sinh lớp 10 (15 tuổi) còn bà Trogneux, là giáo viên tiếng Pháp, Chủ tịch CLB kịch, 32 tuổi, đã là mẹ của 3 con, trong đó 1 con học cùng lớp với ông Macron. Hai người bén duyên khi ông Macron lên lớp 11 và cùng nhau viết một vở kịch. Vì bố mẹ lo lắng và bà Trogneux quá mệt mỏi, ông Macron chuyển đến sống tại Paris, học năm cuối cấp 3 tại ngôi trường danh giá Lycée Henri-IV. Trước khi đi, ông hứa với cô giáo: “Em sẽ quay lại và cưới cô!”. Và năm 2007, sau khi ly hôn, được sự đồng thuận của các con, bà Trogneux lên xe hoa cùng học trò Macron.

Trong khi phần lớn báo chí Pháp ca ngợi mối tình này, coi đây là biểu tượng của tình yêu, thì một bộ phận khác lại chỉ trích ông Macron khoe khoang để lấy lòng cử tri.

Bên cạnh đó, ứng viên cánh hữu Francois Fillon của Đảng Xã hội Pháp dính bê bối tạo việc làm giả cho vợ con để lĩnh gần 1 triệu euro khi còn là Nghị sĩ Quốc hội (hay còn gọi là bê bối Penelopegate). Vì bê bối này, tỉ lệ ủng hộ ứng viên Francois Fillon thay đổi hoàn toàn. Từ một người được đánh giá cao, ông tụt xuống hạng 3 và nhường chỗ cho nữ ứng viên Le Pen. Dù không thừa nhận cáo buộc nhưng ông Fillon phải lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân Pháp.

Tiếp đó, ngày 8/2, qua tờ báo bán chạy nhất nước Pháp Ouest-France, ông Fillon kêu gọi cử tri mở lòng: “Tôi không khuất phục trước sự dọa dẫm và áp lực. Tôi chọn đứng trước người dân Pháp đối mặt với phán xét của người dân”. Một nguồn tin từ Đảng Xã hội Pháp cho biết, đảng này có lẽ không lật đổ ông Fillon khỏi vị trí ứng viên đại diện vì họ không còn thời gian và không nhận thấy ứng viên nào vượt trội để thay thế.

Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào ngày 23/4 để chọn ra 2 ứng viên cuối cùng; Vòng tiếp theo vào ngày 7/5 sẽ chọn ra Tổng thống.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.