Chính trị

"Ủy viên đã xin rút, Đại hội không nên ép"

24/01/2016, 11:32

Ông Vũ Trọng Kim cho biết, khi các Ủy viên đã xin rút thì Đại hội không nên ép.

tu-14-gio-231-dai-hoi-xii-bat-dau-xem-xet-cong-tac
14 lần kiểm phiếu cho 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt

14 lần kiểm phiếu cho 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt

Thưa ông, việc chuẩn bị nhân sự cho những vị trí chủ chốt này được thực hiện ra sao?

Việc chuẩn bị nhân sự được làm rất kỹ, không còn ý kiến gì khác nữa. Không còn cách nào thể hiện thái độ của Trung ương với vấn đề dân chủ như thế. 14 lần kiểm phiếu chỉ cho chuẩn bị 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trước hết là quy trình bầu cử, đề cử xong thì bàn giảm như thế nào, đưa vào chủ chốt thì đều được tín nhiệm cao. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội… đều tín nhiệm cao.

Ban chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội đã làm hết trách nhiệm của mình, làm tròn trách nhiệm với Đại hội: chuẩn bị nhân sự cho Đại hội.

Phát biểu bế mạc HNTW 14, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu bế mạc, đã rất thành công và thống nhất tín nhiệm cao. Thông điệp rất rõ ràng gửi tới toàn dân, toàn quân, toàn xã hội về chuẩn bị nhân sự. Đại hội lần này, các đại biểu nhất định sẽ ủng hộ theo sự chuẩn bị đó. Tôi tin tưởng ở đại biểu, vì đó là những người ưu tú trong các tổ chức Đảng, ở cơ quan TƯ và địa phương. Nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng là tập trung dân chủ. Khi đã dân chủ, cởi mở, bằng lá phiếu quyết định thì sự thống nhất và đoàn kết trong đảng rất cao.

Bên ngoài nói này khác thì đó là luận điệu của kẻ xấu, có ý đồ riêng, có thể là lợi ích nhóm hoặc dùng ô dù giải quyết vấn đề gì khác. Vào tổ chức Đảng, tôi tin tưởng ở đại biểu. Đó là những chiến sỹ cộng sản, những người được dân tin tưởng, gửi gắm. Đảng lãnh đạo nhà nước và cả xã hội theo Hiến pháp. Vai trò lãnh đạo của Đảng rất quan trọng, nhất là trong chuẩn bị nhân sự.

Nghĩa là ông cho rằng sẽ không có phương án giới thiệu lại với 3 trường hợp đã được Hội nghị TW 14 giới thiệu và đã xin rút?

Có thể không hoặc có giới thiệu, đó là quyền của đại biểu và đại hội. Nhưng cá nhân những Ủy viên Trung ương ấy, về nguyên tắc tự xin rút vì Ban chấp hành TƯ là một tổ chức chặt chẽ, giới thiệu ra ai, Ban chấp hành quyết định bằng đa số phiếu. Là một ủy viên, anh phải chấp hành quyết định của tổ chức. Nguyên tắc là vậy.

Ngoài Ban chấp hành TƯ, các đại biểu được quyền tự do ứng cử, đề cử, đó là tự do trong khuôn khổ. Các đại biểu thuộc Ban chấp hành Trung ương đã có quyền tự do, thực hiện một bước ở khâu chuẩn bị rồi. Không có chuyện mất quyền ở đây, anh đã thực hiện quyền ở Trung ương rồi. Đảng Dân chủ, hay Cộng hòa của Mỹ cũng thế thôi, cũng phải có thống nhất nhân sự để ra tranh cử. Không phải ai thích cũng có thể ứng cử. Phải chọn nhân vật đủ khả năng để lãnh đạo, duy trì công việc của Trung ương.

không nên ép vì quan điểm của mình

Theo ông, việc các Ủy viên Trung ương được rút hay không là do Đại hội hay Đoàn chủ tịch? 

Theo quy chế đã được thông qua, đại hội sẽ là nơi quyết định cuối cùng. Cá nhân Ủy viên nêu ý kiến của mình có tác động quan trọng, rằng anh có sẵn sàng nhận nhiệm vụ không nếu trúng cử. Anh không sẵn sàng làm lãnh đạo thì tôi cũng chiều ý, chứ không phải vì Đại hội giao việc mà phải nhận. Các Ủy viên Bộ Chính trị đã ủng hộ, chuẩn bị cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rồi thì chúng tôi ra ứng cử làm gì nữa.

Đại biểu cũng phải quan tâm ý kiến của cá nhân Ủy viên Bộ Chính trị, không nên ép vì quan điểm của mình. Như thế mới là đoàn kết, thống nhất hành động, làm cho Đảng đã giới thiệu ai thì phiếu ủng hộ phải cao. Như thế, nhân dân, thế giới sẽ thấy tín nhiệm, vừa dân chủ, vừa tập trung, đảm bảo sức mạnh của ý chí thống nhất.

12620552_1060205567335781_660393077_o
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ứng viên Chủ tịch Quốc hội chụp cùng các đại biểu.

Đảng cử thì phiếu phải cao. Liệu có trường hợp không quá bán?

Có trường hợp không quá bán mà vẫn trúng cử Ban Chấp hành TƯ vì chúng ta lấy phiếu từ trên xuống dưới, đủ 180 ủy viên chính thức. Việc bầu cử tuân theo luật đó, nhân sự chủ chốt mong là được phiếu cao.

Việc điều khiển Đại hội là quyền của đoàn chủ tịch, nếu có trường hợp cụ thể thì Đoàn Chủ tịch sẽ hỏi ý kiến Đại hội. Tình huống cụ thể như thế nào thì tôi không bình luận.

Người được giới thiệu sau có được đảm bảo công bằng so với nhân sự được BCH TƯ giới thiệu?

Đã đưa vào danh sách bầu thì như nhau, đại biểu có quyền lựa chọn trong số đó. Người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không có phân biệt do Ban chấp hành Trung ương giới thiệu hay đại biểu giới thiệu.

Trên 30% số dư, hỏi ý kiến Đại hội và cho rút ra để đảm bảo không quá 30%, theo tín nhiệm từ trên xuống dưới qua việc bỏ phiếu kín, để đảm bảo .

Có nghĩa là các đại biểu vẫn có quyền giới thiệu thêm?

Mọi đại biểu đều có quyền giới thiệu, tôi cũng sẽ thực hiện công việc đó tại Đoàn. Việc giới thiệu ấy, đôi khi cá nhân sẽ làm thủ tục xin rút, nhưng cũng có thể còn lại trong danh sách. Trong danh sách ấy có nguyên tắc số dư, không quá 30%. Nếu quá nguyên tắc ấy, sẽ rút xuống để tập trung, dễ so sánh các ứng viên để lựa chọn, quyết định.

Ngoài vị trí Tổng Bí thư, với 3 chức danh chủ chốt còn lại: Thủ tướng, Chủ tịch nước, và Chủ tịch Quốc hội, quy định về số dư như thế nào?

Có số dư chứ, nhưng do Đại hội quyết định.

Xin cảm ơn ông!

Trao đổi với báo chí sáng 24/1, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim xác nhận, cùng với đề cử giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử khóa XII, Hội nghị TƯ 14 đã giới thiệu ba vị trí chủ chốt: Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cũng theo ông Kim, Hội nghị đã 3 lần bỏ phiếu rất dân chủ. Lần 1 chọn phương án giữ một ví trí Tổng Bí thư; phương án 2 là giữ lại vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, phương án 3 là cả 3 vị trí giữ lại là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. 3 phương án đã được Hội nghị thảo luận, Trung ương biểu quyết và thống nhất phương án 1.

Lần bỏ phiếu thứ 2, các đồng chí được đề cử vào chức danh Tổng Bí thư được đưa ra Hội nghị cho ý kiến, để quyết định ai nên ở lại. Kết quả là Trung ương nhất trí cả 3 đồng chí được giới thiệu được phép rút, không ở lại. Lần biểu quyết thứ 3 là biểu quyết riêng trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đa số ý kiến Trung ương thống nhất phương án Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu cho Đại hội lần này.Tỷ lệ phiếu giới thiệu tại hội nghị trung ương 14 đối với vị trí Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng là rất cao, hơn 75%.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.