• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Vạch liền, vạch xương cá sát nhau: Đánh đố lái xe?!

26/11/2021, 06:00

Trong lúc chờ điều chỉnh lại bất cập về vạch kẻ đường, CSGT nên hướng dẫn và hạn chế xử phạt, tránh gây bức xúc cho người tham gia giao thông.

Cộng đồng mạng đang xôn xao chuyện vạch kẻ xương cá (như hình minh họa) sát vạch liền khiến người đi xe máy không có cách nào khác, buộc phải… vi phạm giao thông. Theo Nghị định 100, lỗi này bị xử phạt từ 100 - 200 nghìn đồng.

Nguồn gốc của việc bố trí như vậy có thể do thiết kế ban đầu bố trí làn đường trong cùng là làn dừng khẩn cấp. Sẽ không có phương tiện đi trên làn này.

Tuy nhiên, do yêu cầu thực tế, cơ quan chức năng đã tận dụng làn dừng khẩn cấp để cho xe máy lưu thông.

Tuy vậy, vạch kẻ đường lại không được điều chỉnh, khiến người dân không biết đi như thế nào mới đúng luật. Nhiều người đi đường cho biết tình trạng này tồn tại trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, Bắc Ninh - Nội Bài…

CSGT xử phạt lỗi đè vạch xương cá có đúng không?

Quay trở lại với tình huống xe đi qua vạch xương cá bị xử phạt, theo QC41/2019 quy định về hiệu lực của vạch xương cá (vạch 4.2 - vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V) không cho phép phương tiện lấn vạch hoặc cắt qua vạch.

Như vậy, việc CSGT thực hiện xử phạt lỗi đè vạch xương cá là đúng.

Tuy vậy, theo quy định tại Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT có chức năng nhiệm vụ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh sự bất hợp lý trong tổ chức điều hành giao thông.

Trong khi đó, vạch kẻ đường ở đây được bố trí bất hợp lý đã tồn tại nhiều năm mà không được cải thiện nên không tránh khỏi việc cho cư dân mạng nghi ngờ CSGT chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao.

Trong trường hợp CSGT đã kiến nghị mà cơ quan có thẩm quyền không điều chỉnh sự bất hợp lý của vạch kẻ đường thì cần xem xét trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý hạ tầng đường bộ trên đoạn đường này.

Làm sao để không bị xử phạt?

Trong lúc chờ đợi cơ quan chức năng xử lý vụ việc, lái xe cần hiểu rõ vạch liền trắng ở đây là vạch 3.1, phương tiện được quyền đè hoặc cắt qua vạch khi cần thiết. Việc hiểu vạch liền này là vạch 2.2 là hoàn toàn sai.

Như vậy, khi đến gần vạch xương cá, lái xe có thể xi nhan và chuyển làn sang làn bên cạnh để tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, việc chuyển làn cần hết sức thận trọng vì tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Trong lúc chờ đợi điều chỉnh lại bất cập về vạch kẻ đường, CSGT nên hướng dẫn và hạn chế xử phạt để tránh gây bức xúc cho người tham gia giao thông.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý hạ tầng đường bộ trên đoạn đường này cần nhanh chóng điều chỉnh lại vạch kẻ đường cho hợp lý, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho người đi đường.

Hoàng Việt

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.