Thị trường

Vì sao Indonesia là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp giao thông Việt?

15/11/2019, 13:30

Indonesia nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp giao thông trên toàn thế giới. Vì sao?

Indonesia với chiến lược và tham vọng lọt vào top 4 nền kinh tế thế giới năm 2050, chính phủ của Tổng thống Joko Widodo đã xác định lĩnh vưc xây dựng cở sở hạ tầng là một trong 5 trọng tâm chiến lược của Indonesia. Điều này tạo sự thu hút hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đã nắm bắt cơ hội này bước đầu đặt chân đến đất nước vạn đảo trong lĩnh vực giao thông, xây dựng những năm gần đây. Vì sao?

Lãnh thổ với 17.000 đảo và dân số 240 triệu người tạo nhu cầu giao thông đi lại lớn

Indonesia vẫn được mệnh danh là xứ sở vạn đảo với hơn 17 000 hòn đảo lớn nhỏ và dân số Indonesia năm 2019 lên đến 240 triệu người, chính vì thế nhu cầu về giao thông đi lại của người dân Indonesia là rất lớn.

Nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới và mục tiêu top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới với GDP đạt mốc 1000 tỷ USD vào năm 2017. Chính phủ nước này đặt mục tiêu đến năm 2050, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới với GDP lên tới 7000 tỉ USD. Tham vọng này của Tổng thống Joko Widodo được người dân Indonesia ủng hộ, chính phủ Indonesia đặt mục tiêu trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài trên toàn thế giới đến Indonesia với những chính sách ưu tiên đặc biệt.

img
Tổng thống Indonesia, Joko Widodo tại sự kiện triển lãm Cơ sở hạ tầng Indonesia 2019. Ảnh: Vĩnh Hưng

Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong 5 mục tiêu trọng tâm của Tổng thống Joko Widodo

Ngay từ khi trúng cử Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo đã xác định lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong năm trọng tâm phát triển đất nước. Chỉ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Joko Widodo, Indoneisa đã dành tới 460 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Joko Widodo, chính phủ nước này tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng.

img
Một góc công trường xây dựng đường trên cao Bekasi-Cawang-Kampung Melayu (Becakayu) tại thủ đô Jakarta, Indonesia năm 2018. Ảnh: Telegraph

Kế hoạch di dời thủ đô của Indonesia trị giá 33 tỉ USD trong 10 năm

Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Joko Widodo đã công bố kế hoạch di dời thủ đô từ Jakarta về vùng Kalimantan trên đảo Borneo trong 10 năm tới. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu, Jakarta đang là thành phố có tốc độ lún dưới mực nước biển nhanh nhất thế giới trong 30 năm tới. Chính vì thế, kế hoạch di dời thủ đô của Tổng thống Indonesia được đưa ra và dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 33 tỉ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại thủ đô mới.

Việt Nam có ưu thế trong ngành sản xuất sản phẩm cơ khí cho xây dựng giao thông mà Indonesia chưa làm được

Trong sự kiện triển lãm cơ sở hạ tầng Indonesia 2019 quy tụ các nhà cung cấp thiết bị từ 20 quốc gia trong đó có đại diện Việt Nam, Tổng thư ký hiệp hội cầu đường Indonesia, ông Andy Syukri cho biết “Indonesia hiện nay chưa tự sản xuất được các sản phẩm cơ khí kỹ thuật cao trong xây dựng giao thông điển hình là gối cầu, khe co giãn, vách chống ồn như sản phẩm của đơn vị Vĩnh Hưng - đại diện Việt Nam tại triển lãm mà vẫn phải nhập khẩu từ các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản với giá thành cao. Indonesia rất mong sẽ được hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam trong thời gian sắp tới.”

img
Ông Võ Tá Lương, Tổng giám đốc công ty Vĩnh Hưng, đơn vị đại diện Việt Nam tại triển lãm Cở sở hạ tầng Indonesia. Nguồn ảnh: Vĩnh Hưng

Sự đồng hành của đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia

Ông Phạm Vinh Quang, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia cho biết hiện nay đã có những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đặt chân đến Indonesia như Licogi 16, Sunhouse, Vĩnh Hưng, Kangaroo và đã đạt được những thành công ban đầu. Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ và đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa trong việc thâm nhập thị trường Indonesia, nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.