Xã hội

Vì sao sợ nhà báo?

07/08/2020, 09:32

Khổ nỗi, họ không làm sai thì sợ gì. Đây lại không sai cái nọ cũng sai cái kia, nên báo chí có sai đi nữa họ cũng không dám mạnh tay tố cáo...

img
Nghi phạm Trần Trọng Lâm (44 tuổi), Phó trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống bị bắt giữ ngày 25/7 vì hành vi cưỡng đoạt 210 triệu đồng của doanh nghiệp

Kính cận và Kính viễn lại đàm đạo tin tức nóng nhất trong ngày, chủ đề hôm nay là chuyện nhà báo tiêu cực và chuyện doanh nghiệp, tổ chức sợ… nhà báo.

Kính cận: Ông đọc báo không? Dạo này các bộ, ngành chỉ đạo rốt ráo, các địa phương cũng lên tiếng về chuyện báo chí tiêu cực đã thành vấn nạn. Chắc tới đây sẽ có nhiều thay đổi.

Kính viễn: Tôi có chuyện không hiểu, ông thử giải thích xem, sao các nơi họ sợ nhà báo thế nhỉ?

Kính cận: Thì đang làm việc, nhiều báo quá đến hỏi cũng đau đầu, rồi sợ nhà báo đến dọa nạt, tống tiền… vân vân, thế mà cũng phải hỏi.

Kính viễn: Ô, báo chí đến hỏi thì cứ theo Luật Báo chí mà tiếp, ông nào dọa nạt tống tiền thì báo công an, sao phải sợ?

Kính cận: Khổ nỗi, họ không làm sai thì sợ gì. Đây lại không sai cái nọ cũng sai cái kia, nên báo chí có sai đi nữa họ cũng không dám mạnh tay tố cáo, cứ thỏa thuận là hơn. Người ta nói cực chẳng đã mới tố công an bắt mấy tay nhà báo nhận tiền vừa rồi.

Kính viễn: Đấy đấy, vấn đề là ở chỗ đấy, nếu thỏa thuận để không đăng bài thì có thỏa thuận mãi được không? Báo này không đăng thì báo kia đăng, đã sai rồi thì bưng bít sao được. Tôi lại lo mai này, báo nào chỉ được đăng đúng lĩnh vực của báo ấy, thế đến lúc họ bắt tay nhau im lặng thì bạn đọc thiệt, đấu tranh chống tiêu cực lại giảm thì căng.

Kính cận: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói rồi, chống tiêu cực không có vùng cấm. Tôi nghĩ nếu báo chí đăng có căn cứ, đấu tranh chống tiêu cực công tâm rạch ròi thì không ai hạn chế cả. Sợ là sợ núp bóng báo chí trục lợi mà thôi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.