Hồ sơ tài liệu

Vì sao tàu chiến Mỹ lại áp sát Đá Chữ Thập?

12/05/2016, 13:05
image

Các chuyên gia đã đưa ra hai giả thuyết, lý giải vì sao Mỹ đưa tàu chiến tiến vào khu vực Trường Sa.

lawrence

Tàu khu trục USS William P. Lawrence áp sát Trường Sa.

Như Báo Giao Thông đã đưa tin, hôm 10/5 vừa qua, tàu USS William P. Lawrence vừa thực hiện kế hoạch Tự do hàng hải Biển Đông (FONOP) lần thứ ba. Nhiều người đã mong đợi FONOP trong nhiều tuần qua sau, khi kế hoạch này được tiến hành lần cuối cùng hơn ba tháng trước. Trước đó, một quan chức quốc phòng đã cam kết sẽ thực hiện tuần tra 2 lần mỗi quý.

Tuy nhiên, kế hoạch Tự do hàng hải Biển Đông lần này lại gây bất ngờ cho tất cả những bên quan tâm khi quá cảnh trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập – hòn đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Động thái này đã “chọc giận” Trung Quốc, quốc gia đang chiếm đóng và tiến hành xây dựng nhiều công trình bất hợp pháp trên Đá Chữ Thập. Đáp lại Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã triển khai 2 chiếc máy bay chiến đấu J-11 và máy bay cảnh báo Y-8 cũng như một tàu khu trục và hai tàu chiến khác.

Trong khi đó, một số chuyên gia đã hy vọng rằng sau hai kế hoạch FONOP trước đó, Washington sẽ nhắm vào Đá Vành Khăn trên Biển Đông để chứng minh rằng Mỹ sẽ không giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng và đơn giản khi Trung Quốc đang bành trướng ở Biển Đông.

Trung Quốc đã cho xây dựng sân bay và cảng biển có tổng diện tích hơn 5 triệu mét vuông trên Đá Vành Khăn, bất chấp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển Quốc tế (UNCLOS) nêu rõ rằng các đảo và đảo đá phải được "hình thành tự nhiên". Do đó, Mỹ có quyền hợp pháp để tiến hành các hoạt động quân sự thông thường trong vòng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, báo hiệu rằng Mỹ sẽ không thay đổi bất cứ hoạt động nào của mình để đối phó Trung Quốc.

Điều này đặt ra một câu hỏi cho các chuyên gia rằng tại sao giới chức Mỹ lại chọn Đá Chữ Thập làm nơi tuần tra thay vì Đá Vành Khăn? Trả lời nghi vấn này, các chuyên ra đưa gia hai giả thuyết chính.

Giả thuyết đầu tiên, một số chuyên gia cho rằng chỉ đơn giản là Nhà Trắng không thích rủi ro, và tránh bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có khả năng xảy ra với Trung Quốc. Những người chỉ trích cho rằng Nhà Trắng nhận thấy việc áp dụng thủ tục đi qua vô hại, tuyệt đối tránh các hoạt động như diễn tập quân sự, phô trương vũ khí,... dường như ít leo thang căng thẳng hơn. Do đó, Mỹ đã không chọn Đá Vành Khăn, để tránh việc yêu cầu các tàu chiến Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự trong thời gian quá cảnh gần rạn san hô này.

Trước đó, Mỹ đã tiến hành kế hoạch Tự do Hàng hải Biển Đông lần đần tiên gần Đá Xu Bi ở Trường Sa, lần thứ hai gần đảo Trí Tôn ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền VIệt Nam. Cả hai lần này, Hải quân Mỹ đều lựa chọn quá cảnh “vô hại” qua các lãnh hải, mà không tiến hành hoạt động quân sự.

gettyimages-489541506
Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngoài ra, giả thuyết thứ hai cho rằng Nhà Trắng có thể chọn Đá Chữ Thập trong thời gian chờ đợi để tiến hành hoạt động trong khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn, cho đến khi Tòa án Trọng tài đưa ra phán quyết trong trường hợp Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Theo đó, Tòa án có thể quyết định rằng Đá Vành Khăn là rạn san hô nửa chìm nửa nổi, chứ không phải là một hòn đảo hay một đảo đá.

Điều này sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc khi cáo buộc kế hoạch FONOP của Mỹ, bao gồm cả việc tiến hành các hoạt động quân sự gần Đá Vành Khăn là hành động khiêu khích. Do đó, các lãnh đạo Mỹ có thể tin rằng việc trì hoãn FONOP ở Đá Vành Khăn cho đến khi vụ kiện pháp lý được giải quyết, sẽ đảm bảo rằng Washington đang giành lợi thế với luật pháp quốc tế và mang đến cho Mỹ cơ hội củng cố quyết định của tòa án.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện lời hứa của mình trong việc đảm bảo kế hoạch tự do hàng hải ở Biển Đông không biến thành hoạt động quân sự. Cũng như các hoạt động giám sát tại các vùng biển quốc tế và không phận, kế hoạch tuần tra thường xuyên của Mỹ tại Biển Đông cũng rất quan trọng bởi nếu Washington không “thách thức” các hoạt động và tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc, thì khó có thể tưởng tượng các nước nhỏ hơn sẽ phải đối phó với Trung Quốc như thế nào.

Trong khi đó, theo National Interest, Trung Quốc sẽ tiếp tục chỉ trích bất kể các hoạt động nào của Mỹ. Sau động thái của Mỹ hôm 10/5 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trắng trợn tuyên bố rằng FONOP đang "đe dọa chủ quyền và an ninh lợi ích của Trung Quốc, đe dọa các nhân viên và cơ sở trên rạn san hô, và đe dọa hòa bình và ổn định khu vực." 

Xem lại video Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.