Bạn cần biết

Vì sao thả muỗi mang Wolbachia ngăn ngừa được sốt xuất huyết?

07/03/2018, 19:05

Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia giúp ngăn chặn sự phát triển và lây truyền của virus Dengue (sốt xuất huyết) trong cơ thể muỗi.

14

Khánh Hòa thả muỗi nhằm ngăn ngừa sốt xuất huyết

Ngày 6/3, tại xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang), Bộ Y tế và UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia nhằm dự phòng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô có kích thước 50m x 50m (diện tích 2.500m2), tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25m2/tuần, được thực hiện trong vòng từ 12-18 tuần. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia giúp ngăn chặn sự phát triển và lây truyền của virus Dengue (sốt xuất huyết) trong cơ thể muỗi, giúp tế bào muỗi không bị nhiễm virus Dengue. Muỗi Wolbachia được thả ra cộng đồng, chúng sẽ cặp đôi với muỗi tự nhiên và sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia. Nhờ đó muỗi vằn không còn là véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết đối với cộng đồng.

Theo TS. Nguyễn Bình Nguyên, điều phối viên thực địa dự án, đây là lần đầu tiên muỗi mang Wolbachia được thả trên đất liền tại Việt Nam. Trước đó, vào năm 2013-2014, dự án đã tiến hành thả muỗi mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại đảo Trí Nguyên, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Cho tới nay, chưa ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết tập trung nào xảy ra trên đảo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.