Hồ sơ tài liệu

Vì sao Trung Quốc bất ngờ “nhiệt tình” hỗ trợ quân sự Afghanistan?

11/03/2016, 10:03

Liệu Trung Quốc có ý đồ gì khi ngày càng “nhiệt tình” với Afghanitan?

Trung Quốc bất ngờ hỗ trợ quân sự Afg
Trung Quốc bất ngờ đề nghị mở rộng hỗ trợ quân sự Afghanistan 

Bất ngờ “nhiệt tình”

Lời đề nghị này được phía Trung Quốc đưa ra trong chuyến thăm Afghanistan của Tướng Fang Fenghui, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tuần qua. Trong gặp mặt với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, Tướng Fang đã bày tỏ hy vọng sẽ tăng hợp tác về an ninh và phòng chống khủng bố. Trong đó bao gồm khả năng, Trung Quốc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Afghanistan.

Mặc dù, phía Afghanistan đang bàn thảo chi tiết cụ thể lời đề nghị hỗ trợ quân sự này – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết. Nhưng, ông gợi ý, danh sách hỗ trợ quân sự mà Afghanistan mong muốn bao gồm vũ khí nhẹ, phụ tùng máy bay, quân trang.

Sở dĩ, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về “sự nhiệt tình” bất ngờ của Trung Quốc với Afghanistan vì trước đây, Trung Quốc chưa cung cấp nhiều hỗ trợ quân sự cho Afghanistan, chủ yếu chỉ dừng lại ở hỗ trợ nhân đạo và kinh tế (với quy mô khiêm tốn). Lần đầu tiên Trung Quốc đề nghị hỗ trợ quân sự là trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, trong lần đề nghị này, Bắc Kinh hạn chế hỗ trợ trong các lĩnh vực huấn luyện và hàng hoá chung chứ không cung cấp vũ khí tấn công.

Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm về Cơ sở tư liệu Chuyển giao vũ khí cho biết, Trung Quốc và Afghanistan chưa ký kết bất cứ thoả thuận quân sự nào (loại trừ một số vũ khí nhỏ, nhẹ) từ năm 2001.

Lợi ích đằng sau

Tuy nhiên, ít hỗ trợ quân sự cho Afghanistan không đồng nghĩa Trung Quốc không lo ngại tình hình an ninh Afghanistan ảnh hưởng tới họ. Thậm chí, Bắc Kinh đặc biệt quan ngại sự mất ổn định tại Afghanistan sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm nổi dậy người Duy Ngô Nhĩ – thường xuyên thực hiện nhiều vụ tấn công Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương.

Ngay cả khi, bạo lực từ Afghanistan không lan sang Trung Quốc, nó có khả năng gây nguy hiểm tới những triển vọng mà chiến lược Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa của nước này.

Ngày 10/3, tại buổi thảo luận với các đại diện đến từ Khu vực trị trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương bên lề phiên họp Quốc hội, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc nhở giới chức nước này rằng Tân Cương đóng vai trò quan trọng, mang tính chiến lược đối với tình hình chung của toàn đất nước”.

Ông Lý yêu cầu giới chức Tân Cương thúc đẩy phát triển trong tỉnh, tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài” – tất nhiên khu vực này chỉ ổn định khi nước láng giềng Afghanistan yên ả.

Mặc dù, tính đến nay, chiến lược của Trung Quốc để đảm bảo ổn định Afganistan chỉ chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao: tổ chức đàm phàn hoá bình giữa chính phủ tại Kabul và phiến quân Taliban. Song, những nỗ lực ngoại giao không mấy hiệu quả. Điển hình các cuộc đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban trong năm ngoái đã đột ngột chấm dứt. Năm nay, Taliban tuyên bố, họ không có kế hoạch đàm phán mới với chính phủ Kabul.

Và, lời hứa hỗ trợ quân sự cho Afghanistan có lẽ là cách để Trung Quốc “đền đáp” cho nỗ lực ngoại giao bất thành.

Dù vậy, trong cách tiếp cận Afghanistan, Tủng Quốc sẽ cần phải thận trọng, biết cách cân bằng nếu không họ sẽ phá huỷ mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Taliban.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.