Chất lượng sống

Video: BV Bạch Mai hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu ở cổ

28/09/2016, 18:52
image

Những kiến thức cần biết khi sơ cứu vết thương đứt mạch máu ở cổ, tay, mất máu nhiều...

14438812_10205471092655339_1112641753_o

Chiều 26/9, BV Bạch Mai tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng. Ảnh Báo SKĐS

Sau những cái chết thương tâm do tôn cứa vào cổ và bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách, chiều 26/9, BV Bạch Mai tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng.

TS. Dương Đức Hùng - Trưởng đơn vị Phẫu thuật tim mạch (C8), BV Bạch Mai - bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu trực tiếp hướng dẫn trên người thật và bằng những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường như cành cây, que tre, bút bi... khi không có dụng cụ y tế chuyên dụng.

 (Nguồn video: BV Bạch Mai)

Theo ông Hùng, các vật liệu sơ cứu có thể dùng cành cây, bút bi, áo,… tất cả các vật liệu đến cơ sở y tế gần nhất. Ở đâu có cơ sở y tế thì chúng ta đưa đến vì họ đã được đào tạo.  Có thể sử dụng những vật dụng cơ bản như bút bi, cành cây, nẹp tre để cố định vết thương tạm thời

Ở vùng cổ có một động mạch khá lớn là động mạch cảnh, nằm ngay dưới da cho nên chỉ một vết cắt qua da đã có thể gây tổn thương mạch cảnh (dân gian hay gọi là “cắt tiết”), máu sẽ phun ra.

"Việc đầu tiên, nếu nạn nhân là người lớn cần ngay lập tức cố gắng dùng tay đối diện ép chặt vào vết thương, mục đích để máu ngừng chảy. Người bên ngoài khi đến cạnh nạn nhân việc đầu tiên không phải là khẩn trương bế sốc nạn nhân lên mà với những dụng cụ tại chỗ mà chúng ta kiếm được như khăn giấy, miếng vải, khăn mặt, thậm chí có thể xé áo, quần, bất cứ thứ gì có thể được… ép vào vết thương cần cầm máu ngay lập tức. Trong sơ cứu thì kỹ thuật băng ép là kỹ thuật cơ bản để cầm máu. Tuy nhiên ở cổ có đặc thù là nếu băng ép không đúng cách lại làm chẹt đường thở khiến nạn nhân không thở được. Do đó cần đặt một vật như thanh gỗ nhỏ chẳng hạn vào phía đối trọng sau đó băng ép và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, như vậy có thể cứu được bệnh nhân"- TS. Hùng hướng dẫn.

Theo TS. Hùng, khi tiến hành sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. 

Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân. Cách đơn giản và thuận tiện nhất là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.