Tiêu điểm

Video: Cận cảnh hệ thống camera chống ngủ gật cho lái xe ô tô

17/09/2019, 09:27
image

Khi tài xế đang lái xe có dấu hiệu buồn ngủ, thiếu tập trung qua bộ xử lý sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.

img
Camera chống ngủ gật gắn trên xe

Hệ thống camera chống ngủ gật trên xe ô tô cho lái xe do 2 sinh viên Lê Trung Phương (SN 1988, quê Long An) và Nguyễn Minh Tiến (SN 1988, ngụ quận 9, TP.HCM) là sinh viên năm 4 khoa điện, điện tử trường ĐH GTVT phân hiệu tại TP.HCM chế tạo.

Sau khi lắp đặt hệ thống camera trên ô tô khi lái xe có trạng thái khuôn mặt thiếu tập trung khi cầm vô lăng như: ngáp ngủ, nhắm mắt, đầu gật gù… quay mặt qua các hướng không nhìn về phía trước. Ngay lập tức phía trên cabin sẽ phát ra các tiếng rú còi báo động và kèm theo nhắc nhở “vui lòng tập trung”.

>>> Xem video hệ thống camera chống ngủ gật do 2 sinh viên trường ĐH GTVT phân hiệu tại TP.HCM chế tạo:

Hệ thống bao gồm camera, bộ xử lý và màn hình theo dõi kết nối với một loa không dây. Trong quá trình tài xế điều khiển xe, camera sẽ ghi lại hành động của người lái, truyền tín hiệu để hiển thị trên màn hình theo dõi. Nếu phát hiện tài xế mất tập trung, camera sẽ gửi tín hiệu về bộ xử lý. Lập tức, hệ thống sẽ nhắc nhở lái xe tập trung bằng âm thanh phát qua loa cùng với cảnh báo trên màn hình. Nếu tài xế tiếp tục mất tập trung, hệ thống sẽ phát cảnh báo nguy hiểm.

Tiến sĩ Trần Xuân Hòa, Phó trưởng phòng Khoa học công nghệ và Đối ngoại nhà trường cho biết, đây là đề tài rất hay được nhà trường đánh giá rất cao nằm trong chương trình các cuộc thi khoa học tổ chức. Trong các cuộc thi, nhà trường sẽ hỗ trợ các em về kinh phí thực hiện đề tài với sự hỗ trợ của giảng viên và một số chuyên gia trong ngành. Sau quá trình sàng lọc những đề tài có tính thiết thực và khả thi sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo, đặc biệt là thương mại hóa.

“Đề tài chống ngủ gật cho lái xe là đề tài tốt có tính ứng dụng cao vào thực tế nhưng để đưa vào thương mại hóa phải còn được nâng cấp và chặng đường dài. Nhà trường đang hỗ trợ các em chỉnh sửa nâng tầm sản phẩm và hoàn tất các thủ tục kể cả pháp lý. Hiện đã có một số doanh nghiệp, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu hoàn thiện đặt hàng để xúc tiến việc có thể sản xuất thương mại hóa trong tương lai”, Tiến sĩ Hòa nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.