Pháp luật

Video:Đốt pháo giữa Hà Nội đêm 30 Tết bị công an bắt quả tang

29/01/2017, 06:03
image

Nam thanh niên có hành vi đốt pháo giữa đường phố Hà Nội vào đêm 30 Tết bị công an ập tới bắt.

Untitled

Nam thanh niên có hành vi đốt pháo giữa đường phố Hà Nội vào đêm 30 Tết bị công an ập tới bắt.

Đoạn video được đăng tải trên Vitalk ghi lại cảnh một nam thanh niên có hành vi đốt pháo giữa đường phố Hà Nội vào đêm 30 Tết (27/1).

Theo đó, nam thanh niên treo một dây pháo to trước cửa hàng nội thất của mình và châm pháo đốt. Tiếng pháo nổ giòn giã khiến cả tuyến đường náo loạn vì sự chú ý của người dân kéo tới xem đông.

Ngay lập tức, hai chiến sĩ công an ập tới bắt quả tang và dẫn giải nam thanh niên này về trụ sở công an phường.

Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa…

3. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo”.

Như vậy, sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm. Việc các bạn “đốt pháo chơi” trong dịp tết nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi...).

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép.

Như vậy, hành vi đốt pháo dịp tết sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định trên, hành vi sử dụng pháo còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự. Cụ thể:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm”.

Chương II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo cũng hướng dẫn:

1. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 BLHS:

a) Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

b) Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

c) Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

e) Đốt pháo nổ với số lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 245 BLHS:

a) Đã bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng” theo mục 1 phần II Thông tư này;

b) Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

c) Cản trở, hành hung người can ngăn (gồm người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ);

d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.