Thị trường

Việt Nam sẽ "đánh bại" tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc?

09/01/2016, 13:55

Năm 2016, Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới 6,7%, "đánh bại" tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2016

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2016

Hôm qua (8/1), Global Markets đưa tin trong năm 2016, Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới 6,7%. Lần đầu tiên kể từ năm 1986, Việt Nam đang dần đánh bại tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia láng giềng Trung Quốc. Năm 2015, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế xuất khẩu trong đó phải cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong khu vực xuất khẩu như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, và Singapore. Liệu Việt Nam có thể vươn lên đánh bại các nước xuất khẩu trong khu vực?

Việt Nam đi theo mô hình đầu tư và xuất khẩu của Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư lên tới 14.5 tỷ USD vào cuối năm 2015 - tăng 17,4% so với năm 2014. Các nhà kinh tế cho rằng sự ổn định trong chính trị tại Việt Nam cùng với nhân công lao động giá rẻ kết hợp với tầng lớp trung lưu đang phát triển là động lực chính giúp các nhà đầu tư trong nước “mạnh tay” đầu tư.

Những năm gần đây, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ 0,25% năm 2011 lên tới 0,8% trong năm 2015, chủ yếu là sự gia tăng thị phần cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, da giầy và dệt may. Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất về khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gặt hái từ việc cải cách cơ cấu cho nền kinh tế, tương tự như các hoạt động cải cách kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1980 dưới thời Đặng Tiểu Bình.

Những cải cách này đã kéo theo sự suy giảm tỷ lệ tăng vốn đầu ra (ICOR) từ 43% năm 2007 xuống còn 31% năm 2015. Những cải tiến trong thể chế khiến khâu xuất khẩu phải cạnh tranh trên toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Trên thực tế, thương mại trong khu vực ASEAN chỉ chiếm 20% của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Việc ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tạo điều kiện phát triển xuất khẩu bằng phương thức đa dạng hóa các danh mục đầu tư thương mại.

Cho tới nay, lạm phát thấp và quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang hình thức sản xuất đã làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình Việt.

Trong năm 2016, đầu tư và tiêu dùng xuất khẩu chưa có dấu hiệu dừng lại, hứa hẹn sự tăng trưởng vượt bậc. Điều đáng lo ngại là sự tăng trưởng kinh tế có thể dẫn tới lạm phát và chính phủ buộc phải đưa ra những quyết sách về tiền tệ và tài khoá nhằm kiềm chế nền kinh tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.