• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Việt Nam tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế về giao thông đường bộ

04/03/2015, 15:54

Bộ GTVT và Ủy ban KT-XH châu Á- Thái Bình Dương (UNESCAP) của Liên hợp quốc tổ chức hội thảo quốc tế...

62

Việt Nam đã thực thi khá thành công chương trình bắt buộc đội MBH đối với người đi xe máy

Ngày 3/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ GTVT và Ủy ban KT-XH châu Á- Thái Bình Dương (UNESCAP) của Liên hợp quốc tổ chức hội thảo quốc tế về Công ước giao thông đường bộ 1968 và Công ước biển báo, tín hiệu đường bộ 1968. Hội thảo này giúp chuẩn hóa hệ thống giao thông, tín hiệu và biển báo đường bộ theo chuẩn quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho biết, trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Chính phủ đã ưu tiên phát triển cả kết cấu hạ tầng giao thông phần cứng và phần mềm. Về phần cứng, Việt Nam đã xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ nằm trong hệ thống đường bộ châu Á, đường bộ ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Về phần mềm, Việt Nam đã ký kết và thực hiện một loạt các hiệp định song phương và đa phương với các nước láng giềng trong khu vực, như Hiệp định vận tải đường bộ song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia; các hiệp định đa phương như Hiệp định ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định ASEAN về vận tải liên quốc gia… Các điểm khác biệt giữa Luật GTĐB của Việt Nam với hai Công ước quốc tế trên sẽ được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thế giới.

Một trong những nội dung quan trọng được hội thảo đưa ra là một số điểm khác biệt hiện nay giữa Luật GTĐB năm 2008 và Công ước GTĐB 1968, cũng như hướng giải quyết sự khác biệt đó. Cụ thể, theo Công ước, luật quốc gia phải quy định tất cả người điều khiển xe cơ giới hoặc xe đạp máy không được sử dụng điện thoại di động, trong khi Luật GTĐB 2008 chưa quy định đối với trường hợp sử dụng điện thoại di động trong trường hợp như sử dụng tai nghe, Bluetooth; hoặc công ước quy định hành khách trên xe ôtô buộc phải thắt dây an toàn, còn luật GTĐB trong nước mới quy định người lái xe và ngồi hàng ghế trước.

“Cần chia khác biệt giữa luật trong nước và công ước thành hai loại: Loại cần phải thay đổi ngay vì có ảnh hưởng lớn đến ATGT và loại khác biệt có thể chờ đưa vào Luật GTĐB sửa đổi. Những khác biệt có thể sửa ngay, theo công ước, có thể ưu tiên áp dụng trực tiếp như: Thắt dây an toàn trên xe, sử dụng điện thoại di động”, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT kiến nghị.

Theo ông Fedor Kormilitsy, chuyên gia cao cấp của UNESCAP, hội thảo này tiếp tục thể hiện tính trách nhiệm, cam kết của Việt Nam trong hành động vì mục tiêu kéo giảm TNGT. “Việt Nam đã thực thi khá thành công chương trình bắt buộc đội MBH đối với người đi xe máy, có bước tiến trong cải tạo ATGT đường bộ, có các chiến dịch truyền thông và ngăn chặn tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia. Đồng thời, đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý theo công ước quốc tế về GTĐB và biển báo, tín hiệu đường bộ. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang hành động thực sự vì mục tiêu kéo giảm TNGT”, ông Fedor Kormilitsy nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.