Thời sự Quốc tế

Vô số cá thể voi châu Phi có cơ hội được cứu

19/08/2019, 15:19

Việt Nam cũng là nước ủng hộ chấm dứt việc xuất khẩu tàn nhẫn mẫu vật voi châu Phi hoang dã còn sống cho các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã.

img
Voi châu phi - ảnh Ben McRae.

Đồng thuận chấm dứt việc xuất khẩu tàn nhẫn mẫu vật voi châu Phi hoang dã còn sống cho các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã. Việt Nam cũng là quốc gia ủng hộ quyết định này.

Hôm 18/8 vừa qua, lần bỏ phiếu đầu tiên tại Uỷ ban I trong khuôn khổ hội nghị các nước thành viên lần thứ 18 đã mang lại một chiến thắng lịch sử cho voi châu Phi nhằm chấm dứt hoạt động tàn nhẫn liên quan đến việc xuất khẩu voi châu Phi hoang dã còn sống cho các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã. CITES là Công ước của Liên hợp quốc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Bà Iris Ho, chuyên giachính sách cấp cao của chương trình bảo tồn ĐVHD thuộc Tổ chức Quốc tế Đối xử Nhân đạo với Động vật (HSI)cho biết: “Quyết định này sẽ cứu vô số cá thể voi hoang dã khỏi bị tách khỏi đàn quá sớm và buộc phải sống phần đời còn lại trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn tại các vườn thú. HSI hoan nghênh quyết định này (của Uỷ ban I) và kêu gọi tất cả các nước thành viên phê chuẩn quyết định này tại phiên họp toàn thể vào tuần tới”

Các nước thành viên của công ước CITES đã bỏ phiếu để hạn chế việc buôn bán mẫu vật voi châu Phi hoang dã còn sống tại các môi trường tự nhiên của chúng trong khuôn khổ các chương trình bảo tồn tại chỗ.

Điều này sẽ chấm dứt việc buôn bán voi hoang dã cho các cơ sở nuôi nhốt ĐVHD như vườn thú hoặc các cơ sở gây nuôi cho mục đích giải trí, như một cách đẩy chúng đến “những điểm đến (cơ sở nuôi nhốt) không phù hợp và không chấp nhận được”.

img
Một con voi đực châu Phi đang tắm sông - ảnh Kimballstock.

46 quốc gia thành viên đã bỏ phiếu thuận, 18 phiếu chống và 19 quốc gia bỏ phiếu trắng. Điều này đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ để được uỷ ban Ithông qua.
Bà Audrey Delsink, Giám đốc chương trình bảo tồn ĐVHD của HSI tại châu Phi đồng thời là chuyên gia sinh học về voi, cho biết:

“Việc xuất khẩu voi hoang dã không có ý nghĩa bảo tồn và bị nhiều chuyên gia sinh học về voi phản đối. Voi là loài động vật rất thông minh, có mối liên kết gia đình/cấu trúc xã hội rõ ràng và chặt chẽ.

Việc bắt những chú voi con là việc làm quá tàn nhẫn và ảnh hưởng nặng nề cho cả voi mẹ, voi con, và cả đàn voi. Những voi con này bị tổn thương cả về sức khoẻ và tâm lý khi bị tách khỏi mẹ của chúng.

Các sở thú và cơ sở nuôi nhốt khác buộc những con voi con này phải sống trong một môi trường nuôi nhốt không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của chúng trong môi trường tự nhiên”.

img
Voi châu Phi được nuôi tại một sở thú ở Mỹ.

Quyết định này áp dụng cho những quần thể voi tại các nước Botswana và Zimbabwe với quần thể voi nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES, mà có chú thíchlà những quần thể này được phép buôn bán quốc tế đến “điểm đến (các cơ sở nuôi nhốt) thích hợp và chấp nhận được”.

Zimbabwe đã bắt và xuất khẩu hơn 100 con voi con cho các sở thú Trung Quốc kể từ năm 2012. Những con con voi này, bị thương nặng do bị tách mẹ/đàn quá sớm, sau đó bị ngược đãi như bị đánh đập và dẫn đến một số con đã chết.

HSI nhiệt liệt chúc mừng các nước Burkina Faso, Jordan, Lebanon, Liberia, Nigeria, Nigeria, Sudan và Syria đã đưa ra đề xuất quan trọng này, với sự ủng hộ của32 quốc gia thành viên của Liên minh voi châu PhiAfrican Elephant Coalition. Việt Nam cũng là quốc gia ủng hộ quyết định này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.