Pháp đình

Vụ án Hồ Duy Hải: Lần đầu tiên báo chí được tham gia phiên giám đốc thẩm

06/05/2020, 11:07

Phiên tòa giám đốc thẩm này là thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật, đã có quyết định thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

img
An ninh thắt chặt tại khu vực cổng trụ sở TANDTC trong ngày diễn ra phiên xét xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Sáng nay (6/5), Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) chính thức mở phiên tòa giám đốc thẩm do có kháng nghị của Viện KSND tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải phạm tội “Giết người” và “Cướp tài sản” xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An).

Chánh án Văn phòng TAND tối cao Ngô Tiến Hùng cho biết: Đây là thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật, đặc biệt là sau khi Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TAND tối cao không có quyết định kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá và đã có quyết định thi hành án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Hải.

Thông tin thêm, Chánh Văn phòng TAND tối cao Ngô Tiến Hùng cho biết, trên thực tế mỗi năm, TAND tối cao tổ chức xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán, trong đó có hàng trăm vụ án do Chánh án TAND tối cao làm Chủ tọa.

Điều 21 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức TAND tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là cơ quan cao nhất gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án và Thẩm phán TAND tối cao (17 người).

Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao hoặc Chánh án TAND tối cao thì Tòa án sẽ xem xét giám đốc thẩm để xét lại Bản án hoăc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại chương 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2016.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì việc xét xử giám đốc thẩm thành phần là toàn thể Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Khi xét xử bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán TAND tối cao phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia, do Chánh án TAND tối cao làm Chủ tọa phiên tòa, quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa số thành viên tán thành (Điều 382 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2016 - Thẩm quyền giám đốc thẩm).

Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2016 quy định: Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm gồm: Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát cùng cấp.

Việc triệu tập những người tham gia tố tụng để xét hỏi hoặc trình bày ý kiến tại phiên tòa do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quyết định.

Căn cứ khoản 4 Điều 22 Luật TAND năm 2014, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm là quyết định cao nhất không bị kháng nghị.Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa, dự kiến kéo dài từ hôm nay (6/5) đến ngày 8/5. Ngoài thành viên hội đồng giám đốc thẩm còn có sự tham gia của đại diện Viện KSND tối cao, đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An (các cơ quan công tố, xét xử sơ thẩm) và đại diện TAND cấp cao tại TP.HCM, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (cơ quan công tố, xét xử phúc thẩm vụ án).

Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa, dự kiến kéo dài từ hôm nay (6/5) đến ngày 8/5. Ngoài thành viên hội đồng giám đốc thẩm còn có sự tham gia của đại diện Viện KSND tối cao, đại diện các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An (các cơ quan công tố, xét xử sơ thẩm) và đại diện TAND cấp cao tại TP. HCM, Viện KSND cấp cao tại TP. HCM (cơ quan công tố, xét xử phúc thẩm vụ án).

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng luật sư được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Luật sư được tòa mời tham gia là ông Trần Hồng Phong (luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải).

Đây cũng là lần đầu tiên ở phiên xét xử giám đốc thẩm, một số cơ quan báo chí được dự ít phút để chụp ảnh, đưa tin về phiên khai mạc và phiên cuối công bố kết luận của Hội đồng thẩm phán.

Ngoài ra, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, đầu mối giám sát vụ án này cũng được TAND Tối cao mời tham dự phiên xử.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.