Pháp đình

Vụ án Phạm Công Danh: Tăng cũng chết, không tăng... cũng "tiêu đời"

12/01/2018, 18:43

Ông Danh cho rằng mình chịu áp lực từ phía Ngân hàng Nhà nước, buộc lòng phải thực hiện hành vi phạm tội.

26781893_1536496913135214_272177137_o

Ông Phạm Công Danh được áp giải đến phiên tòa.

Ngày 12/1, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án ông Phạm Công Danh (giai đoạn 2) và ông Trầm Bê cùng đồng phạm cố ý làm trái quy định gây thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Hết đường lùi!

Tại phiên tòa chiều nay, ông Phạm Công Danh thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết, nhưng xin được khai rõ về bối cảnh phạm tội. “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng. Trong một cuộc họp tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước phía Nam, tôi  cáo xin giãn tiến độ, mỗi lần tăng 500 - 1.000 tỷ đồng, vì thời điểm đó giữ được ngân hàng đã khó. Nhưng lãnh đạo cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước không đồng ý. Buộc lòng bị cáo phải thực hiện hành vi này...”, ông Danh chua xót.

Nói về việc bị thúc ép tăng vốn điều lệ, bị cáo Phan Thành Mai nói: "Anh Danh xin chia làm nhiều lần tăng vốn, để phù hợp năng lực thực tế của VNCB nhưng không được chấp nhận nên anh Danh lâm vào tình trạng khó xử, tăng cũng chết, mà không tăng cũng ... "tiêu đời", VNCB chắc phải phá sản vì không có lợi nhuận...”.

Là người ta đưa lên làm giám đốc, bảo ký thì ký

Tòa hỏi các bị cáo liên quan đến các doanh nghiệp "ma" như: Nguyễn Hữu Duyên (công ty Quang Đại), Nguyễn Quốc Phú (công ty Phú Nguyễn), bị cáo Nguyễn Văn Cường (Công ty Cường Tín), bị cáo Lê Văn Tuấn (Công ty Thiên Trang Phạm, Tuấn Văn), bị cáo Trần Thanh Tùng (Công ty Thanh Quang), bị cáo Phạm Việt Thép (JSC An Phát), bị cáo Nguyễn An Vinh (Công ty Nhất Nhất Vinh), bị cáo Hồ Thị Đi (giám đốc Hương Việt), bị cáo Nguyễn Tấn Thành (công ty Thành Trí), Phạm Văn Phúc (công ty Phúc Phạm), Nguyễn Ngọc Thái (Công ty Nhà Phú Thịnh), bị cáo Nguyễn Quốc Thịnh (công ty Thịnh Quốc), bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (công ty Hương Việt) … Tất cả các bị cáo này đều có chung một cách trả lời, là người ta đưa lên làm giám đốc, bảo ký thì ký không biết ký gì, không được hưởng lợi gì. 

VKS hỏi ông Phạm Công Danh về khoản tiền 620 tỷ chuyển cho công ty Hải Tiền từ tiền giải ngân từ BIDV thì ông Danh nói: “Thưa HĐXX, tôi đau quá, trí nhớ của tôi kém, tôi không nhớ”. Sau đó VKS yêu cầu ông Danh làm việc với luật sư để làm rõ khoản này.

VKS mời ông Đoàn Ánh Sáng, (Phó Tổng giám đốc BIDV) và hỏi: “Trong khoản vay BIDV 4.500 tỷ thì 5 công ty lại tiếp tục sử dụng tài sản để thế chấp. Dựa vào đâu mà BIDV không biết đây là khoản không liên quan đến ông Danh?

Ông Đoàn Ánh Sáng: “Trong phần vay tôi khởi động chủ trương cho vay. Khi có chủ trương thì chỉ đưa ra là cho vay khi tài sản đảm bảo lớn hơn khoản vay. Còn chi tiết vay lại thuộc về các chi nhánh cho vay”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.