Đi ++

Vũ hội cồng chiêng trên đường phố núi Pleiku

01/12/2018, 15:56

Cùng ngắm những vũ điệu cồng chiêng trong dạ hội đường phố Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên ở Gia Lai...

0I4A7493

Đoàn nghệ nhân cồng chiêng của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai trình diễn trên đường phố Pleiku.

Lễ hội biểu diễn cồng chiêng đường phố là một trong những hoạt động chính của Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 được tổ chức tại trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.  Lễ hội cồng chiêng này được trình diễn bởi 26 đoàn nghệ nhân của các tỉnh Tây Nguyên. 

Lễ hội đường phố bắt đầu bằng đoàn học sinh đi cà kheo và múa những điệu xoan, miêu tả sinh động tập tục văn hóa và sinh hoạt đời sống giàu bản sắc của cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên.

Lễ hội đường phố - 3.

Đội cồng chiêng nhí cùng với những trang phục lạ và những điệu múa bắt mắt được nhiều du khách thích thú.

DSC00141 copy 222

Trong trang phục truyền thống, đội múa cồng chiêng nữ của huyện Đăk Pơ khiến cho nhiều du khách mãn nhãn với những điệu múa mềm mại, uyển chuyển.

0I4A7584

Ở các buôn làng ở Tây Nguyên, tiếng cồng, tiếng chiêng như món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi ngày hội. Phụ nữ mềm dẻo với những cái xoay, đàn ông mạnh mẽ với những bước nhảy, những cái vung tay như đang chiến đấu với những mãnh thú…

fullsizeoutput_122.

Những khuôn hình mặt quỷ cùng với trang phục kỳ dị là một phần của nghi lễ Pram. 

 

Nghi lễ Pram là nghi lễ hóa trang quan trọng trong tín ngưỡng phong tục của người Xê Đăng, Bahnar. Người đảm nhiệm hoá trang phải đeo mặt nạ, tạo hình tóc bằng rễ cây, mặc những bộ trang phục kết bằng lá, thân cây. Pram mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng trong một số nghi lễ, pram mang tính chất hài hước, làm “trò hề” để đám đông vui cười trong lễ hội. Pram còn mang ý nghĩa nhằm xua đuổi tà ma, ác quỷ...

DSC00123
0I4A7504

Điểm độc đáo ở trong các lễ hội ở các buôn làng Tây Nguyên thường có những bộ trang phục được làm bằng rễ cây, những chiếc mặt nạ bằng gỗ, bằng những vật dụng thông thường. Bởi người dân Tây Nguyên tin rằng các thế lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống thường nhật của buôn làng nên họ rất kính trọng, cầu cạnh thần linh và cả ma quỷ. Tuy nhiên trong những tình huống bất khả kháng, họ sử dụng mặt nạ như “vũ khí” lợi hại để “chiến đấu” với ác ma. 

0I4A7425

Một nghệ nhân cồng chiêng nhí đang biểu diễn đi cà kheo trên đường phố Pleiku.

0I4A7739

Một người phụ nữ già biểu diễn vũ điệu trong trang phục truyền thống và trang điểm khuôn mặt mình bằng đất sét. 

0I4A7673

Những người đàn ông đóng khố với những điệu múa cùng theo tiếng cồng chiêng khiến cho nhiều du khách thích thú.

fullsizeoutput_118.

Một nghệ nhân múa cồng chiêng hoá thân thành một chiến binh dũng mãnh.

fullsizeoutput_133.

Một người nghệ nhân già ở tỉnh Kon Tum với khuôn mặt trầm tư, bộ tóc dài và đôi mắt đăm chiêu... 

fullsizeoutput_129.

Những nghệ nhân trẻ trong trang phục người đồng bào Tây Nguyên xinh xắn 

fullsizeoutput_12e.

Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Gia Lai kéo dài từ ngày 30/11 đến ngày 2/12 tại quảng trường Đoàn Kết (TP Plieku, Gia Lai) với nhiều hoạt động diễn xướng cồng chiêng, lễ hội đường phố. Các hoạt động phục dựng lễ hội nhằm giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hoá cồng chiêng tại Gia Lai nói riêng và các tỉnh tây Nguyên nói chung…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.