Pháp luật

Vụ Hứa Thị Phấn: CB xác định sai đối tượng đòi bồi thường

30/10/2018, 07:58

VKS khẳng định Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) đã xác định sai đối tượng đòi bồi thường, đó là điều chắc chắn.

IMG_2458

Các bị cáo tại có mặt tại phiên tòa

 

VKS đối đáp chứng minh số tiền thực nhận của Phương Trang

Chiều 29/10 TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử đại án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn (71 tuổi) cùng đồng phạm bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của VKS.

Liên quan đến việc chứng minh số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang chỉ hơn 3.900 tỉ đồng, còn lại 5.200 tỉ đồng do bị cáo Hứa Thị Phấn chiếm đoạt thông qua bị cáo Bùi Thị Kim Loan, lãnh đạo NH Đại Tín CN Lam Giang, CN Sài Gòn thực hiện hạch toán cấn trừ trên các phiếu thu chi, bảng kê thanh toán, ủy nhiệm chi khống, không có việc giải ngân.

Cụ thể, tại phiên toà sơ thẩm đã chứng minh về đường đi của dòng tiền, các khoản tiền vay cũng đã đều được làm rõ. Bằng phương pháp truy ngược dòng tiền để chứng minh các khoản thu chi, cấn trừ là hoàn toàn có căn cứ, hoàn toàn phù hợp với các tình tiết như các lãnh đạo, nhân viên NH Đại Tín, CN Sài gòn và CN Lam Giang trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều thừa nhận là đã thực hiện theo sự chỉ đạo trong việc thu chi cấn trừ, trong thực tế là không có tiền.

Thứ hai, căn cứ vào lời khai của nhân viên NH và lời khai của bị cáo Phấn đã lợi dùng việc Phương Trang đang có nhu cầu vốn, để phát triển kinh doanh và có tài sản đảm bảo nên yêu cầu ký trước hồ sơ, kể cả hồ sơ sử dụng vốn vay, đơn miễn giảm lãi, sau đó sử dụng hồ sơ chi giải ngân để hợp thức hạch toán cấn trừ thu chi, nhưng thực tế không có việc giải ngân hoặc giải ngân không đủ số tiền ghi trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, quỹ tiền mặt thực tế của NH Đại Tín tại thời điểm này không đủ để giải ngân theo chứng từ thể hiện. Vào tháng 2/2012 thì kết luận của cơ quan thanh tra giám sát NH nhà nước: vốn chủ sở hữu của NH Đại Tín đã âm, các phiếu thu trong ngày hoàn toàn là phiếu thu khống, điều này cũng phù hợp với lời khai của các nhân viên ngân hàng. Những người đứng tên nộp tiền trên phiếu thu đều thừa nhận, việc ký tên trên phiếu thu chỉ là ký chứng từ, không nộp tiền mặt thực tế như bị cáo Ngô Nguyễn Doan Trang, Ngô Kim Thanh, Hoàng Văn Toàn… nên không thể có việc giải ngân tiền mặt cho Phương Trang như chứng từ thể hiện. Việc có hồ sơ giải ngân chỉ là để cấn trừ hạch toán thu khống.

Thứ tư, về việc Phương Trang có đóng lãi cho NH Đại Tín cũng chính bị cáo Loan đã khai nhận làm theo sự chỉ đạo của bà Phấn. Loan đã đến CN Sài Gòn và CN Lam Giang yêu cầu nhân viên NH lập 163 chứng từ thu với tổng số tiền là trên 4.000 tỷ đồng. Bị cáo Loan cũng xác nhận là việc đóng lãi các khoản vay của  Phương Trang đa phần là hạch toán cấn trừ, không có việc rút tiền mặt để đóng lãi trên thực tế. Việc thanh toán cấn trừ do Loan thực hiện trên cơ sở tính toán các  khoản lãi do kế toán giao dịch tại NH tại hai CN này. Sau đó Loan thực hiện rút tiền mặt từ các tài khoản của bà Phấn để giao dịch, riêng NH cấn trừ. Để hợp lý hóa chứng từ đóng lãi, Loan yêu cầu các giao dịch viên NH hai chi nhánh này in sẵn chứng từ để Phương Trang hoàn thiện sau. Trên thực tế người của Phương Trang không thực hiện đóng lãi.

Một căn cứ để cho rằng Phương Trang chỉ thực nhận khoản tiền hơn 3.900  tỷ đó là theo báo cáo 3704 ngày 23/12/2014 do ông Đàm Minh Đức, tổng giám đốc NH Xây dựng ký gửi cơ quan thanh tra NH nhà nước và Ban kiểm soát đặc biệt NH nhà nước. Báo cáo nêu rõ: qua đối chiếu số liệu, tính đến ngày 30/11/2014, Phương Trang còn nợ 3.436 tỷ, trong tổng số dư nợ gốc là 9.400 tỷ. Đây là văn bản của chính mà tổng giám đốc NH Xây Dựng gửi cho NH nhà nước.

Mặt khác xác minh tại NH nhà nước thì từ ngày 31/5/2010 đến 29/7/2011 bị cáo Ngô Thị Ngân, nguyên thủ quỹ NH Đại Tín trực tiếp đến NH nhà nước thực hiện 36 lần rút tiền mặt trong tổng số 4554 tỷ. Chi tiết những lần nhận tiền đã được thể hiện trong hồ sơ.

Ngoài ra, một căn cứ quan trọng khác đó là trong biên bản làm việc với bị cáo Phấn, có sự tham gia của kế toán công ty Phú Mỹ bị cáo Loan, và sự có mặt của các luật sư của bị cáo Phấn, bị cáo Phấn đã thừa nhận sử dụng hơn 4.900 tỷ đồng. Trong đó thu khống để nộp tiền vào tài khoản để mở sổ tiết kiệm với số tiền là 2.400 tỷ. Thu khống để sử dụng  tiền vào việc tất toán các khoản của nhóm Phú Mỹ với số tiền là 1.500 tỷ đồng, thu khống để trả lãi trái phiếu Trường Vỹ với số tiền là 229 tỷ đồng. Thu khống để hỗ trợ công đoàn NH Đại Tín là 80 tỷ đồng. Thu khống để tất toán các khoản lãi của 3 khoản vay của Phương Trang số tiền là 662 tỷ đồng. Sử dụng 27 tỷ đồng trả lãi vay khoản vay 200 tỷ của Võ Thị Thu Hồng.

Tất cả những nội dung thừa nhận này đều phù hợp với căn cứ mà VKS đã nêu trên.

VKS: CB đã xác định sai đối tượng đòi bồi thường

Về vấn đề sổ nhật ký thu chi tiền mặt của bên Phương Trang mà luật sư bào chữa cho bị cáo Phấn nhắc đến, VKS cho rằng đây là sổ ghi chép cá nhân và sổ ghi chép của nhân viên, thực chất cập nhật trên chứng từ phiếu thu đã bị lập khống. Vào thời điểm tố cáo, trước khi bị khởi tố, bản thân Phương Trang cũng không biết khoản vay nào đã tất toán, khoản vay nào chưa tất toán. Cho đến khi đối chiếu với NH Đại Tín và NH Xây dựng sau này, sau đó cơ quan điều tra chính thức làm việc và đối chiếu chi tiết từng khoản vay. Nên không thể cho rằng Phương Trang luôn theo dõi và nắm tất cả các khoản vay.

“Hơn nữa hình thức sổ nhật ký thu chi không đảm bảo tính pháp lý của sổ kế toán theo đúng qui định của Luật Kế toán. Như vậy, quá trình điều tra thời hiệu nói trên đã được xem xét và đánh giá toàn diện cùng những tài liệu chứng cứ khác”, VKS khẳng định.

Liên quan đến phần kháng cáo dân sự của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) về việc yêu cầu Phương Trang bồi thường số tiến 5.256 tỷ vì dựa trên bề mặt hồ sơ. VKS cho rằng: “trong Vụ án này CB đã xác định sai đối tượng, điều đó là chắc chắn. Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm là căn cứ pháp lý đã xác định rõ bị cáo Phấn và các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Đại Tín 5.256 tỷ. Đây là cả quá trình điều tra và kết luận điều tra, bản án sơ thẩm đã kết luận. Vậy việc CB đã buộc đòi Phương Trang bồi thường thiệt hại là sai đối tượng. Tuy nhiên hiện nay vốn CB là 100 % của nhà nước, nên CB dù có xác định sai đối tượng thì trách nhiệm VKS cũng đề nghị HĐXX buộc nhóm Phú Mỹ và bà Phấn bồi thường số tiền này cho CB số tiền 5.256 đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.