Kinh tế

Vụ Hứa Thị Phấn: ông Danh tiết lộ lí do mua Đại Tín

27/05/2018, 20:25

Ngày 27/5 luật sư của ông Phạm Công Danh tiết lộ bà Phấn lừa ông Danh bằng số liệu sổ sách "đẹp như mơ"

PCD

ông Phạm Công Danh tại toà

Ngày 27/5 TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm tại NH Đại Tín. Trong phần tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi liên quan, luận cứ Trần Minh Hải (bảo vệ quyền lợi cho ông Phạm Công Danh) khẳng định: ông Danh đã bị bà Phấn lừa bằng chính số liệu “đẹp như mơ” trong sổ sách của NH Đại Tín.

Cụ thể, khi tiếp nhận NH Đại Tín, ông Danh nhìn vào sổ sách cũng như trong hợp đồng chuyển nhượng nổi cộm rõ nhất là căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch có giá 1.260 tỷ đồng và khoản nợ của Phương Trang 9.437 tỷ đồng nhưng tất cả đều có tài sản đảm bảo.

Ngoài ra hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào liên quan đến giá trị thực sự của bất động sản sau quá trình mua bán lòng vòng tại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Chính từ sự che dấu thông tin này, ông Danh đã nhầm tưởng mình nắm trong tay một NH có nhiều tài sản bất động sản, trong đó có tài sản số 5 Phạm Ngọc Thach có giá trị cao.

Đối với khoản vay của Công ty Phương Trang cũng vậy. Tại thời điểm ông Danh nhận bàn giao NH, số liệu dư nợ gốc của công ty này 9.437 tỷ đồng thể hiện trong hồ sơ tín dụng và thể hiện trong các hợp đồng chuyển giao tài sản giữa bà Phấn với Danh. Và thậm chí số liệu này còn thể hiện trong cả phương án tái cấu trúc NH sau khi bàn giao. Với dư nợ gốc 9.437 tỷ đồng của Phương Trang, đây cũng chính là nền tảng để ông Danh quyết định mua NH. Vì dư

Trên tổng dư nợ tại NH Đại Tín chỉ khoảng mười mấy nghìn tỷ đồng, trong số đó có hơn một nửa thuộc về Công ty Phương Trang.  Với dư nợ 9.437 tỷ đồng nhưng Phương Trang đều có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó ông Danh cũng tin rằng công ty Phương Trang là một doanh nghiệp có thương hiệu, đang làm ăn hiệu quả, chắc chắn, tài sản bảo đảm có các khoản vay này đầy đủ, nên khả năng thu hồi nợ rất tốt.  Nếu thu được nợ từ Công ty Phương Trang, NH của ông sẽ có đủ nguồn vốn để hỗ trợ thanh khoản, thực hiện cho công cuộc tái cấu trúc NH. Và đây chính là lí do khiến ông Danh gật đầu mua Đại Tín.

Nhưng, ông Danh một lần nữa đã bị nhầm tưởng. Chính vì sự che dấu thông tin từ bà Phấn và các lãnh đạo NH Đại Tín khoản vay của Công ty Phương Trang đã không thể thu hồi. Chỉ bởi một lẽ, số này nợ này cũng bị kê khống, Phương Trang chỉ vay thật có hơn 3.936 tỷ đồng, phần còn lại thuộc trách nhiệm của bà Phấn và đồng phạm.

Chính điều này đã làm NH của ông Danh đối mặt với tình trạng mất thanh khoản trầm trọng vì nợ xấu không thể thu hồi cao. Toàn bộ phương án tái cơ cấu NH của ông Danh bị phá sản ngay từ đầu và nhóm quản lý điều hành ngân hàng của ông phải vật lộn duy trì thanh khoản bằng mọi giá. Và cái giá ông đã phải trả chính là 30 năm tù cho những hành vi sai phạm mà động cơ chính của những sai phạm nhằm cứu vãn thanh khoản cho NH rỗng ruột.

"Cáo trạng cũng đã nêu rõ sự đổ vỡ của NH Xây Dựng mà ông Danh tiếp quản một phần bắt nguồn từ nhóm cổ đông bà Phấn. Tuy nhiên tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính, nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ không thể tránh khỏi của VNCB. Nhưng KLĐT nêu bà Phấn thiệt hại cho NH Đại Tín hơn 12.000 tỷ và vụ án này mới xét xử liên quan 2 hành vi. Nên đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên 114 tài sản đảm bảo của 29 khoản vay của bà Phấn để tiếp tục xử lý trong giai đoạn 2 của vụ án", luật sư Hải khẳng định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.