Quân sự

Vương quốc Anh huy động hạm đội lớn nhất để "lấy lại danh tiếng một thời"

27/04/2021, 14:42

Đã từ rất lâu Hải quân Anh mới tập trung một lực lượng lớn gồm các tàu chiến và máy bay đi làm nhiệm vụ bên ngoài khu vực.

img

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Các tàu thuộc nhóm tấn công do tàu sân bay của Anh dẫn đầu dự kiến ​​sẽ ghé cảng của hơn 40 quốc gia và tiến hành hơn 70 cuộc diễn tập trong suốt thời gian 28 tuần triển khai và sẽ đi cùng với tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle ở Biển Địa Trung Hải.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã thông báo về việc triển khai hoạt động đầu tiên của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dự kiến ​​vào tháng 5 tới.

Tàu sân bay cùng với 8 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 trên boong sẽ khởi hành tham gia các nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Khi nhóm tấn công tàu sân bay của chúng tôi ra khơi vào tháng tới, nó sẽ phất cao lá cờ nước Anh trên toàn cầu, thể hiện tầm ảnh hưởng của Vương quốc Anh và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc giải quyết các thách thức an ninh của ngày hôm nay và ngày mai", - ông Wallace nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn trước các cơ quan báo chí.

Nhóm tấn công mà ông Wallace nói đến bao gồm 6 tàu chiến mặt nước, 1 tàu ngầm lớp Astute trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, 14 trực thăng hải quân và một đại đội Thủy quân lục chiến Hoàng gia.

Thành phần gồm các tàu khu trục Type 45 HMS Defender và HMS Diamond, các khinh hạm chống ngầm Type 23 HMS Kent và HMS Richmond.

Ngoài ra, hàng không mẫy hạm HMS Queen Elizabeth sẽ được hộ tống bởi khu trục hạm Victoria và Tidespring của Hạm đội Hoàng gia Anh (RFA).

Các trực thăng sẽ bao gồm 4 phi đội tấn công hàng hải Wildcat, 7 trực thăng chống ngầm Merlin Mk2 và 3 trực thăng biệt kích Merlin Mk4.

Khi được hỏi hành động lần này của nhóm tấn công tàu sân bay Anh liệu có liên quan đến các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây hay không, ông Wallace nói rằng việc triển khai HMS Queen Elizabeth không phải là "khiêu khích", mà nhằm thể hiện sự sẵn sàng của Anh trong việc "đóng một vai trò tích cực trong quá trình định hình hệ thống hàng hải quốc tế trong thế kỷ 21".

Nhận xét được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục đang diễn ra trên các khu vực của Biển Đông.

Mỹ tuy không có tuyên bố chủ quyền đối với các vùng Biển Đông, nhưng đã nhiều lần điều tàu chiến đến Bkhu vực để thực hiện các sứ mệnh "tự do hàng hải".

Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích, mô tả những hành động như vậy là khiêu khích kích động chiến tranh trong khu vực.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh mô tả nhóm tấn công tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lần này là lần tập trung sức mạnh hàng hải và không quân lớn nhất từng rời khỏi nước Anh kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tháng 3/2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phát biểu trước quốc hội, trình bày đánh giá chính sách đối ngoại và quốc phòng mới của đất nước.

Đánh giá khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng trở thành trung tâm địa chính trị của thế giới và nêu rõ kế hoạch khi triển khai tàu sân bay của Anh tới khu vực này.

Thủ tướng Johnson nhấn mạnh rằng khu vực này nên trở thành trọng tâm trong chính sách quốc phòng và đối ngoại của Vương quốc Anh trong bối cảnh London đang nỗ lực xem xét lại vị trí của mình trong trật tự thế giới sau Brexit.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.