• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe 8 tấn chạy ầm ầm trên đê chịu tải chỉ 1,5 tấn

17/04/2017, 14:14

Đê sông Tra chỉ có sức chịu tải chỉ 1,5 tấn, nhưng xe tải 8 tấn vẫn rầm rập chạy qua...

32

Các xe tải vô tư chạy trên đê gây bụi mịt mù, người dân thì khổ sở tưới nước dập bụi

Đê sông Tra dài hơn 10km đi qua ba xã: Bình Phú, Đồng Sơn (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) và Bình Xuân (TX Gò Công) chỉ có sức chịu tải chỉ 1,5 tấn, nhưng xe tải 8 tấn vẫn rầm rập chạy qua, khiến nhiều đoạn đê bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Ngày 10/4, PV Báo Giao thông có mặt trên đê sông Tra và ghi nhận, hàng chục lượt xe tải nặng gần 8 tấn chở đất, cát, đá… vô tư lưu thông trên đê gây bụi mù mịt. Ông Nguyễn Hữu Hùng (ấp Khương Thọ, xã Đồng Sơn) bức xúc: “Trên mặt đê xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, trời mưa học sinh đi lại trượt ngã liên tục, trời nắng bụi mù mịt, mỗi khi có xe tải chạy qua là không còn nhìn thấy ai hết”.

Ông Nguyễn Thân Duy, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Sơn (Gò Công Tây) cho biết, trên địa bàn xã có 5 doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, với nhiều ô tô tải chở vật tư xây dựng, lưu thông trên đê sông Tra. Trong đó, chỉ có doanh nghiệp Cao Tiến được tỉnh cấp phép lưu thông trên đê, các doanh nghiệp khác như: Sáu Dung, Chín Nam, Hữu Tín chưa có giấy phép vẫn cho xe hoạt động. Cũng theo ông Duy, hiện tỉnh đã đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa mặt đê dài khoảng 5km.

Một điều hết sức nghịch lý, tải trọng tối đa cho phép khi phương tiện lưu thông trên đê là 1,5 tấn, cống là 3 tấn, nhưng ngày 11/5/2016, Sở NT&PTNN Tiền Giang có tờ trình, tham mưu cho UBND tỉnh Tiền Giang cho phép 7 ô tô tải của doanh nghiệp tư nhân Cao Tiến hoạt động. Các phương tiện này được vận chuyển vật liệu xây dựng trên đoạn đê sông Tra thuộc xã Đồng Sơn với tải trọng đến gần 8 tấn (?!). Lý giải nghịch lý này, Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Doanh nghiệp Cao Tiến đã xin chịu trách nhiệm duy tu, dặm vá mặt đê khi bị hư hỏng”.

Trước tình trạng xe chở quá tải lưu thông trên đường đê, gây hư hỏng và mất ATGT, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành quy chế phối hợp, hoạt động trên đê để chính quyền, TTGT, CSGT kiểm tra xử lý vi phạm. Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó chánh TTGT tỉnh Tiền Giang cho biết, do trước đây các đê trong tỉnh cũng như huyện Gò Công Tây, thuộc ngành nông nghiệp quản lý, công tác kiểm tra xử lý không thuộc thẩm quyền của TTGT. Nay đã có quy chế, TTGT sẽ phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương, kiểm tra xử lý theo đúng quy định, nhất là những phương tiện vượt quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê.

Xốc lại lực lượng, mở cao điểm xử lý xe quá tải

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.