Tư vấn

Xe chiến đấu LVTP-7 Indonesia, "vua lội nước" tại Đông Nam Á

15/01/2016, 15:01
image

Xe chiến đấu LVTP-7 của Indonesia ngay sau khi "lao đầu" xuống nước từ trên cao chừng 3m vẫn có thể nổi rất tốt...

1.1
Hồi cuối năm 2015, Lục quân Indonesia đã tổ chức lễ kỷ niêm 70 năm thành lập quân đội nước này với màn biểu diễn hoành tráng và lạ mắt, trong đó có pha lao thân của xe LVTP-7 từ độ cao khoảng 3 m xuống nước mà không hề hấn gì.
1.2

Được thiết kế để phục vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ, tuy nhiên xe chiến đấu lội nước LVTP cũng đã được xuất khẩu tới nhiều nước đồng minh. Xe LVTP có mặt trong quân đội Indonesia một cách hết sức đặc biệt đó là do Hàn Quốc tặng. Được đánh giá cao hơn BMP-3F của Indonesia và hiện đại hơn so với BTR-60, xe lội nước LVTP hiện được coi là "vua lội nước" tại Đông Nam Á.

1.3
Phiên bản LVTP-7 có vẻ bề ngoài khá kì dị, với đầu thuôn về phía trước như chiếc thuyền, dải bánh xích và thân hình đồ sộ. Hệ bánh xích có 6 bánh mỗi bên còn bánh truyền động nằm đầu dải xích, đầu xe thuôn dài còn hông và đuôi xe có dạng thẳng đứng. Cửa đuôi to, phẳng, điều khiển bằng máy là chỗ ra vào của binh sĩ lẫn hàng hóa, ngoài ra còn có một cửa nhỏ lọt một người qua để giảm bớt sự nguy hiểm cho những người ngồi trong xe khi có người ra/vào. Thân xe làm bằng nhôm (dày 45mm).
1.4
Cấu trúc bên trong LVTP-7 là dạng module nên nó có thể lắp thêm các trang bị để thực hiện các chức năng khác như xe cứu thương, xe chỉ huy. Vũ khí chỉ có một khẩu súng máy 12,7mm Browning có khả năng bắn các mục tiêu như bộ binh, xe bọc giáp mỏng hay máy bay bay thấp. Nhưng LVTP-7 lại không có các khe quan sát lẫn khe bắn cho tốp lính bên trong, và thiếu hệ thống phòng vệ NBC.
1.5
Đến năm 1982, dòng xe LVTP-7 bắt đầu chương trình hiện đại hóa nhằm tăng vòng đời với chương trình LVTP-7 SLEP. Những nâng cấp bao gồm động cơ Cummins 400 mã lực, 8 ống phóng đạn khói được lắp vào tháp pháo trong khi hệ thống treo được tăng hiệu quả. Buồng lái của lái xe được sửa lại cho thuận tiện hơn và có thêm kính nhìn đêm.
1.6
Hệ thống vũ khí mới Cadillac Cage được sử dụng với hỏa lực được tăng cường bao gồm đại liên M2HB 12,7mm và súng phóng lựu liên thanh Mk 19 40mm. Phiên bản mới được đặt tên là LVTP-7A1 nhằm phân biệt với thế hệ cũ, tuy vậy thì Bộ chỉ huy USMC định danh lại là AAV-7A1 (AAV – Xe đổ bộ xung kích) vào năm 1984. Bộ quét mìn lắp cho AAV-7A1 cũng được giới thiệu trước năm 1991.
1.7

Để đối phó với các loại vũ khí trên chiến trường hiện đại, bộ giáp tăng cường EAAK đã được phát triển cho AAV-7A1, tiếp theo đó là hệ thống treo và động cơ mới (dựa trên loại xe thiết giáp M2 Bradley của bộ binh được nâng cấp) cũng đã được sử dụng để đáp ứng khối lượng chiếc xe đã tăng lên khi lắp giáp phụ trợ. Tất cả AAV-7A1 trong biên chế ngay sau đó đã được nâng cấp theo chuẩn mới này.

1.8
Dòng AAV-7A1 có hai phiên bản chính khác bên cạnh phiên bản chiến đấu thông thường (AAVP-7A1), đó là mẫu xe chỉ huy AAVC-7A1 bỏ tháp pháo và lắp các thiết bị tin liên lạc trong khoang lính. Và mẫu thứ hai là xe cứu kéo AAVR-7A1 cũng bỏ tháp pháo, thay vào đó là cần cẩu to rất dễ thấy bên cạnh các thiết bị cần thiết của dạng xe chuyên dùng cứu hộ.
1.9

Các thế hệ xe LVTP-7/AAV-7 đã được sử dụng trong nhiều cuộc chiến, đó là cuộc chiến Falkland năm 1982 quân Arghentina sử dụng để đối phó với người Anh, LVTP-7 cũng được sử dụng trong lực lượng đa quốc gia gìn giữ hòa bình ở Beirut, Lebanon những năm 1980, trong cuộc xâm lược của Mỹ vào Grenada năm 1983 và trong cuộc chiến giải phòng Kuwait khỏi Iraq năm 1991.

1.10

Những cuộc chiến ở Afghanistan (2001) và Iraq (2003) AAV-7 cũng được sử dụng trong đội hình lính thủy đánh bộ Mỹ và cho đến tương lai gần, AAV-7 vẫn là xương sống đổ bộ của quân đội Mỹ.

1.11
Có thể nói, về khả năng đổ bộ tấn công thì không có loại xe nào tiên tiến hơn AAV-7 trên thế giới lúc này, ở Đông Nam Á thì Thái Lan và Indonesia sử dụng AAV-7 trong biên chế lính thủy đánh bộ của họ, rõ ràng chúng “chuyên dụng” dành cho đổ bộ hơn BMP-3F và BTR-60 của Nga, theo Đất Việt.

 
Video xe thiết giáp LVTP-7 của Indonesia trình diễn màn phi thân ngoạn mục:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.