• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe chở đất san lấp đường nghìn tỷ cày nát đường dân sinh ở Đắk Lắk

12/03/2022, 13:49
image

Những chiếc xe chở đất cơi nới thành thùng, chở “có ngọn” thi nhau cày nát đường dân sinh, bụi mù mịt ở Đắk Lắk.

Đường nát, dân sống trong “bão bụi”

Theo phản ánh, cứ đều đặn mỗi ngày, từ sáng sớm đến tối mịt, người dân sống trên tuyến đường dân sinh dài hơn 4km (thuộc thôn 6, buôn Kom'leo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chìm trong “cơn bão bụi”, bởi hoạt động vận chuyển đất san lấp, thi công đường Đại lộ Đông - Tây.

Dàn xe cơi nới thành thùng, xếp hàng chờ chở đất. Ảnh: Ngọc Hùng

“Dàn xe chạy nườm nượp, đường sá bị cày nát, nhà cửa, cây cối hai bên đường ngập ngụa trong bụi đất. Người dân nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương, đồng thời yêu cầu đơn vị thi công khắc phục tình trạng đường hư hỏng để bà con đi lại thuận tiện. Chúng tôi rất thông cảm với nhà thầu vì tiến độ thi công nhưng phải làm sao hài hòa cuộc sống của người dân”, một người dân ý kiến.

Video: Xe chở đất san lấp đường nghìn tỷ, cơi nới cày nát đường dân sinh ở Đắk Lắk

Theo ghi nhận, ngày 10/3, tại khu vực đồi đất (thuộc thôn 6, buôn Kom'leo, xã Hòa Thắng) hoạt động khai thác đất diễn ra rầm rộ, một phần quả đồi bị múc sâu khoảng 3,4m, ước tính đã có hàng nghìn khối đất đã được lấy đi. Lúc này, các xe ben 3 chân (3 trục) BKS: 47C-229.56, 51C-744.51, 51C-737.57, 51C-744.91, 51C-845.88 nối đuôi nhau vào chở đất đi. Qua quan sát, tất cả các xe trên đều cơi nới thành thùng gần 0,5m, chở đất “có ngọn” và che chắn sơ sài.

Xe cơi nới thành thùng, chở "có ngọn" vận chuyển đất phục vụ san lấp dự án đại lộ Đông Tây cách đó khoảng 5km. Ảnh: Ngọc Hùng

Tại đây, sau khi những chiếc xe được múc đầy đất, tài xế phủ bạt sơ sài cho xe ì ạch bò ra con đường độc đạo dẫn ra buôn Kom'leo hướng về đường Đại lộ Đông Tây, bụi đất theo lốp xe cuốn lên mù mịt khiến người đi đường phải bịt mũi, quay mặt né tránh. Những chiếc xe cơi nới, chở “có ngọn”, thi nhau giằng xé con đường khiến mặt đường nhựa bị cày xới, tan nát. Di chuyển hơn 4km và điểm đến cuối cùng của những chiếc xe tại công trường thi công đại lộ Đông Tây.

Đều đặn mỗi ngày, người dân sinh sống trên tuyến đường chìm trong "bão bụi". Ảnh: Ngọc Hùng

Quá trình tác nghiệp, PV được một người đàn ông tên Toàn tiếp cận và xưng là người của đơn vị vận chuyển. Ông Toàn nói: “Em làm là quản lý việc khai thác vận chuyển đất tại đây, sếp giao toàn quyền cho em, có gì anh cứ làm việc với em. Ở đây, việc khai thác được lấy theo đúng diện tích nhà thầu yêu cầu, bên công ty em không liên quan gì đất, chỉ có nhiệm vụ là vận chuyển thôi. Việc vận chuyển, nhà thầu đảm bảo về cung đường, bụi là họ xử lý, còn bên em chỉ vận chuyển thôi”.

Sẽ chấn chỉnh, khắc phục

Nhà cửa, cây cối hai bên đường ngập trong bụi đất. Ảnh: Ngọc Hùng

Theo tìm hiểu, tháng 10/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 515 được khai thác diện tích 0,93 ha, khối lượng 56.144 m3 đất tại đồi thôn 6 để phục vụ cho việc thi công nền đường đại lộ Đông Tây. Thời hạn được cấp phép đến 31/12/2022.

UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu, sau khi kết thúc thời gian khai thác (31/12/2022), với tổng khối lượng khai thác 56.144 m đất nguyên khai trên diện tích 0,93ha, nhà thầu buộc phải thực hiện giải pháp cải tạo, phục hồi môi tường san gạt mặt bằng tại từng khu vực khai thác để tạo mặt bằng trồng cây xanh. Thực hiện trồng cây xanh trên toàn bộ diện tích đất đã sử dụng để khai thác đất đắp phục vụ công trình đường Đông Tây; Xây dựng các hạng mục công trình ngăn ngừa sự cố xói mòn, sụt lún, sạt lở đất; Tu sửa đoạn đường vận chuyển đất từ khu vực khai thác ra công trình đường Đông Tây dài 4.275m.

Khu vực được UBND tỉnh cấp phép cho nhà thầu khai thác đất. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Quang Văn Tuy, Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng khẳng định: Về thủ tục pháp lý do đơn vị nhà thầu chịu trách nhiệm và đã được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép. Đối với việc xe vận chuyển đất, cơi nới, bụi bặm UBND xã đã làm việc với Phòng Đô thị thành phố, nhà thầu thi công phải đảm bảo việc đi lại của bà con, đảm bảo môi trường. Việc này nhà thầu cũng đã cam kết, hết dự án buộc phải hoàn trả lại con đường như ban đầu cho người dân.

“Tôi thường xuyên nhắc nhở đơn vị thi công phải thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT và vệ sinh môi trường. Trước đây, họ tưới nước ngày 3 lần, nhưng vừa rồi tôi đề nghị phải tăng số lần tưới lên, đồng thời giãn cách các chuyến ra vì mùa nắng, mặt đường khô rất nhanh. Ngoài ra, tôi yêu cầu phải kịp thời sửa chữa những đoạn đường hư hỏng để thuận tiện cho việc đi lại của người dân”, ông Tuy nhấn mạnh.

Mặt đường nhựa bị cày xới. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Phạm Quốc Dũng, Chỉ huy trưởng dự án đường Đông Tây - TP Buôn Ma Thuột (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 515) cho biết, việc vận chuyển đất thực hiện thi công, san lấp tại dự án, nhà thầu kí hợp đồng với Công ty An Đông. Trong hợp đồng, nhà thầu yêu cầu đơn vị vận chuyển thực hiện đúng hợp đồng, xe chở phải theo quy định như che bạt, đảm bảo ATGT.

Ngoài ra, nhà thầu đã làm việc với người dân, với chính quyền và các sở, ban ngành về trình tự cấp mỏ, thỏa thuận với người dân về cung đường vận chuyển. Công ty đã cam kết đối với địa phương về nghĩa vụ, trách nhiệm con đường. Sau khi kết thúc dự án, sẽ hoàn trả lại con đường cho người dân theo hiện trạng ban đầu.

Mặt đường tan nát, bụi bặm mù mịt. Ảnh: Ngọc Hùng

“Đối với thông tin phản ánh, xe cơi nới, quá khổ quá tải, công ty ghi nhận và sẽ kiểm tra, làm việc lại với đơn vị vận chuyển để chấn chỉnh tình trạng xe cơi nới. Ngoài ra, sẽ thực hiện tưới nước để đảm bảo môi trường cho người dân, nhà thầu không trốn tránh trách nhiệm”, ông Dũng khẳng định.

Theo một lãnh đạo Công ty An Đông (đơn vị vận chuyển), đơn vị kí hợp đồng vận chuyển với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 515, mọi thủ tục về pháp lý đất đai, cam kết sửa chữa đường hay tưới nước đảm bảo môi trường là do công ty 515 chịu trách nhiệm. Đơn vị chỉ thực hiện việc vận chuyển từ mỏ đến công trường theo giá trị hợp đồng đã kí. Trong quá trình vận chuyển, tình trạng xe cơi nới, hay có dấu hiệu quá tải thì khó tránh khỏi, đơn vị sẽ có chấn chỉnh và yêu cầu lái xe vận chuyển đúng quy định, đảm bảo ATGT.

Dự án Đại lộ Đông - Tây TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) được khởi công vào cuối tháng 9/2015. Dự án do UBND TP Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 998,117 tỷ đồng, từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ (khoảng 90%) và 10% nguồn ngân sách địa phương. Dự án có chiều dài 6,9km, điểm đầu tại nút giao đường Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng, điểm cuối tại nút giao giữa QL27 với đường vào Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.