• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xử lý nghiêm phụ huynh, học sinh vi phạm giao thông

30/05/2014, 17:51

Sáng ngày 30/5, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình phối hợp về tăng cường công tác giáo dục ATGT.

Sáng ngày 30/5, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình phối hợp về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2013-2018.

Đến tham dự có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GDĐT, đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cùng nhiều đại biểu các trường trên địa bàn TPHCM đến tham dự.

Còn nhiều tồn tại

Ông Dương Văn Bá, phó Vụ trưởng vụ công tác HS-SV (Bộ GDĐT) cho biết: Qua 1 năm thực hiện cơ bản các nhà trường trên cả nước đã nghiêm túc thực hiện việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông cho cán bộ, giáo viên, HSSV qua đó đã có chuyển biến tích cực về việc nâng cao nhận thức khi tham gia giao thông.

Cụ thể, các nhà trường trên toàn quốc đã tích cực tham gia phát động các cuộc thi “Giao thông thông minh”, “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học và trung học. Công tác phối hợp giữa nhà trường với cơ quan công an, Ban ATGT thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho HSSV và bồi dưỡng nâng cao kiến thức giảng dạy cho cán bộ giáo viên về pháp luật ATGT…

Còn nhiều HSSV coi thường việc chấp hành Luật giao thông.
Còn nhiều HSSV coi thường việc chấp hành Luật giao thông.

Dù công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông đã có những chuyển biến tích cực nhưng số HSSV vi phạm vẫn còn diễn ra phổ biến. Ông Bá cho biết thêm, theo thống kê của cơ quan công an hiện tượng HSSV vi phạm Luật giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, các lỗi HSSV vi phạm lại là những lỗi dễ dẫn đến TNGT như: chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội MBH khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

Ngoài ra tình trạng phụ huynh, học sinh đưa đón con đi học chưa thực hiện nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi tham gia giao thông còn diễn ra phổ biến trên cả nước tại các đô thị lớn. Đối với khu vực đô thị nhiều trường học nằm trong khu dân cư, đường ngõ nhỏ hẹp nên tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao điểm vẫn diễn ra.

Là địa phương có số lượng HSSV tập trung đông nhất cả nước nên tình hình vi phạm Luật giao thông đường bộ diễn biến phức tạp, ông Trần Quốc Hùng, Ủy viên thường trực Ban ATGT TPHCM cho biết: trong năm 2013 trên địa bàn TP có trên 80% TNGT có liên quan đến mô tô, xe máy trong đó nhiều nạn nhân đang là HSSV.

Hầu hết trẻ từ 1 đến 14 tuổi bị TNGT là do ngồi xe gắn máy do người lớn chở, trong đó có một số ít người đi bộ hoặc đi xe đạp, đại đa số các ca tử vong ở đối tượng 15-18 tuổi là người đi xe máy. Nguyên nhân của những tai nạn này trên 90% là do ý thức của người điều khiển phương tiện.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Lứa tuổi HSSV luôn là một đối tượng có nguy cơ cao dễ bị ảnh hưởng do TNGT. Vì vậy ngoài việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT cho các đối tượng khác, thì công tác giáo dục ATGT cho học sinh ngay trong trường học từ bậc mầm non đến THPT cần được chú trọng quan tâm.

Tuyên truyền phải đi đôi với xử phạt        

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐHSPKT TPHCM cho biết, trong những năm qua nhà trường luôn thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền ATGT. Tuy nhiên do khu vực trường nằm ở khu vực ngoại thành tập trung hàng chục nghìn công nhân và sinh viên lại nằm gần các tuyến quốc lộ huyết mạch nên TTATGT diễn biến rất phức tạp.

Sinh viên vi phạm giao thông bị tai nạn nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật giao thông của sinh viên còn kém và cả khi đi đúng luật cũng bị “dính” tai nạn do xe khác đâm vào. “Hầu như năm nào tôi cũng phải ký giấy xóa bỏ tên sinh viên do mất mạng vì TNGTnên thấy rất đau lòng”, vị Hiệu trưởng này chia sẻ.

Nhiều đại biểu đều cho rằng việc tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT phải được thực hiện từ bậc cấp học mấu giáo, tiểu học, cần có những buổi ngoại khóa giáo dục trực quan sinh động cho các em tham gia giao thông và cách ứng xử trên đường với tư cách là người đi bộ, người điều khiển xe và cả với tư cách là CSGT. Thông qua những tình huống giao thông mà các em được xử lý và được hướng dẫn lại và “bắt chước” về cách ứng xử trong giao thông sẽ tạo dấu ấn sâu sắc làm nền tảng ý thức giao thông tốt cho những công dân tương lai.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị.

Đối với học sinh THCS, THPT đây là lứa tuổi đang lớn với tâm lý nông nổi, bốc đồng cần giáo dục các em qua những câu chuyện, hình ảnh những clip người thật việc thật về các vụ TNGT do thiếu hiểu biết và thiếu ý thức. Bên cạnh việc tăng cường giáo dục Luật giao thông thì lực lượng chức năng cũng cần xử lý nghiêm phụ huynh, học sinh vi phạm giao thông để răn đe là một trong biện pháp quan trọng nhất để giáo dục ATGT.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá cao những nỗ lực của Uỷ ban ATGT Quốc gia và ngành giáo dục đã có những biện pháp thiết thực trong việc tuyên truyền pháp luật về ATGT. Trong 5 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ TNGT đã được kéo giảm trên 13% là những tín hiệu tích cực trong công tác kéo giảm TNGT trên toàn quốc. Thế nhưng hiện nay một bộ phận học sinh chưa đủ tuổi lái xe vẫn điều khiển phương tiện đến trường. Nhiều em HSSV chạy ngoài đường lạng lách, đánh võng trên đường vẫn còn diễn ra..., điều đó cho thấy ý thức chấp hành của một bộ phận HSSV chưa cao.

“Trong thời gian tới cần phải tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền sâu rộng bằng các biện pháp trực quan sinh động. Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền đến HSSV và phụ huynh thì công tác kiểm tra, xử phạt cũng cần được chú trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông của những chủ nhân đất nước trong tương lai”, Thứ trưởng Thể nói.  

Vĩnh Phú

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.