Quản lý

Yêu cầu làm rõ nguồn vốn đầu tư nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất

13/01/2020, 18:00

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

img
Việc đầu tư xây dựng thêm nhà ga T3 công suất 20 triệu khách/năm là phù hợp với quy hoạch của TP HCM để nâng tổng công suất của toàn cảng lên 50 triệu khách/năm

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Theo đó, Phó Thủớng giao Bộ KH&ĐT khn trương có ý kiến kết luận rõ Dự án đã đ cơ s pháp lý để Thủớng Chính phủ quyết định chủ trương đu tư. Bộ KH&ĐT cũng cần làm rõ nguồn vốn đu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trước đó, trong Báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga T3 CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 CHK quốc tế Tân Sơn Nhất công suất 20 triệu khách/năm do TCT Cảng hàng không VN (ACV) thực hiện với vốn đầu tư khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn góp của ACV.

Cần phải nói rằng, hiện tại, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất đang có kế hoạch cải tạo để nâng tổng công suất của nhà ga T1, T2 lên 30 triệu khách/năm. Việc đầu tư xây dựng thêm nhà ga T3 công suất 20 triệu khách/năm là phù hợp với quy hoạch của TP HCM để nâng tổng công suất của toàn cảng lên 50 triệu khách/năm.

Theo ACV, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án được lập dựa trên cơ sở tham khảo suất đầu tư của các dự án tương tự về mức độ đầu tư về kỹ thuật.

Doanh nghiệp này cũng cho biết chi phí thiết bị theo m2 sàn ở bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ có thiết kế sơ bộ, nên chưa đủ điều kiện để lập báo giá và tính toán chi tiết chi phí đầu tư cho hệ thống thiết bị nhà ga. ACV sẽ xác định chi tiết trong bước lập nghiên cứu khả thi.

Đánh giá về con số gần 11 nghìn tỷ đồng tổng mức đầu tư, Bộ KH&ĐT cho rằng: Trong giai đoạn chủ trương đầu tư, phương pháp tính toán và dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án như của ACV đưa ra có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, ở bước lập báo cáo khả thi tiếp theo, ACV cần tiếp tục rà soát quy mô, khối lượng các hạng mục thuộc Dự án bảo đảm đúng định mức kinh tế kỹ thuật.

“ACV phải chịu trách nhiệm về nội dung, phương pháp tính toán và sự phù hợp khối lượng và đơn giá áp dụng để xác định tổng mức đầu tư Dự án bảo đảm hiệu quả đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Liên quan đến quy mô nhà ga, ACV cho hay: Quy mô này được tư vấn tính toán được căn cứ theo các số liệu về dự báo vận chuyển hàng không của khu vực TP HCM cũng như các kịch bản khai thác, phân chia lưu lượng vận chuyển giữa các sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành…

Ngoài ra, dự án cũng đã tham khảo một số công trình tương tự như các nhà ga Cam Ranh, Vân Đồn, Đà Nẵng, Cát Bi, T2 Nội Bài, T2 Tân Sơn Nhất…

Một điểm đáng chú ý trong hồ sơ Dự án của ACV là doanh nghiệp này đề xuất thực hiện toàn bộ Dự án trong khoảng thời gian 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư. Cụ thể, sau 12 tháng thực hiện chuẩn bị đầu tư, ACV sẽ triển khai bước đầu tư xây dựng và hoàn tất sau 24 tháng. 1 tháng tiếp theo sẽ dành cho công tác xin cấp phép hoạt động.

Dự kiến tiến độ này được Bộ KH&ĐT đánh giá là “khó khả thi vì Dự án phải thực hiện các công việc như: Thi tuyển kiến trúc; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế kỹ thuật... tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng...”.

Từ đây, Bộ KH&ĐT đề nghị ACV rà soát, tính toán cụ thể điều chỉnh phù hợp với thực tế và chịu trách nhiệm việc dự kiến tiến độ thực hiện Dự án bảo đảm hiệu quả đầu tư và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.